Thursday, 4 June 2015

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG MẸ ĐẺ: NIỀM TIN CHO CHAM HỘI NHẬP

TS Quang Can (trích từ luận án)
Ban biên soạn sách chữ Cham ra đời trong một bối cảnh lịch sử sau 1975: (1) Sinh viên và học sinh Cham lên núi theo Fulro hằng ngàn người. (2) Phong trào phục quốc của sĩ quan chế độ cũ trên các vùng rừng núi. (3) Phong trào dạy và học chữ Cham rầm rộ trong các thôn xóm Cham. Thành lập BBSSCC để tập họp nhiều người uy tín, thầy giỏi của Cham vào chung trong một cơ quan. Đứng đầu cơ quan này là người Cham, tỉnh ủy viên, phó giám đốc Sở Giáo Dục, tập kết về: Thiết Ngữ. Cơ quan này có những cuộc hội thảo với hầu hết các trí thức Cham tại các làng Cham trong thời điểm mà sự họp mặt của trên 3 người là bị thẩm vấn. Chương trình này đã thu hút sự ủng hộ mạnh của đồng bào. Cả những người lên núi theo Fulro cũng quay về đóng góp cho chương trình tiếng mẹ đẻ này. Nhiều người được đào tạo thành những giáo viên dạy tiếng Cham. Chương trình tiếng mẹ đẻ này đã cho đồng bào Cham niềm tin để hội nhập và phát triển bền vững.
"The birth of the Cham MLTP. Let us take a look at the historical context of the region to better understand the birth of the Cham MLTP. After the North’s victory over the South in the Vietnam War that ended in 1975, the Communist Party became the ruler of the unified Vietnam, which, of course, included the minorities in the Ninh Thuan – Binh Thuan areas. Before the reunification of Vietnam, the Cham minority enjoyed a cultural and social life that was unique and distinct from the prevailing culture. Its semi-autonomous existence was recognized by the previous regime (Conference on Champa, 2007). However, with the ascendancy of the Communists, the minorities’ lives were turned upside down. Their institutions, which were based on their traditional beliefs and values, were highly decimated and their lands and properties were confiscated (Conference on Champa, 2007). Moreover, their own language was banned from being used in public and in schools (H. Nguyen, 2008). In essence, the imposition of a new communist model led to the displacement of the Cham traditional values in terms of their identity, culture, and language. It also had a constraining effect on the customary laws traditionally held by the Cham people (Conference on Champa, 2007).
This discrimination, which happened during the initial years of governance by the communist party began in 1975, affected not only the Cham people but other ethnic groups as well, like the Kinh who were formerly of the South (Conference on Champa, 2007; The Epoch Group, 2004). A substantial number of the Cham population responded to this discrimination by supporting the FULRO[1] (Front Unifié de Lutte des Races Opprimées) Champa militias. The lure of FULRO Champa’s goals and objectives, exacerbated by harsh oppression from the communists, drove thousands of youths to join the FULRO troops in their guerilla bases which were located across the region from Ninh Thuan – Binh Thuan up to the Central Highlands of Vietnam in 1976. This mass enlistment was repeated in 1977 since the Communist party from the North Vietnam covered the Republic of South Vietnam in April 1975 (H. Nguyen, 2008),
Apparently, the government sensed the growing alienation of the ethnic minorities and had to devise a strategy to woo back the populace. Along with other programs, the government had established the Cham Mother Language Teaching Program and the associated Cham Textbooks Compiling Committee (CTCC), which the government claimed was designed to respond to the desires expressed by the Cham minority community (Vietnamese Constitution, 1992). The first step in instituting the program was the recruitment in 1978 of 23 Cham teachers for an experimental project to create the Cham MLTP (Lo, 2008b). The official government discourse claimed that the objectives of the program were to revitalize the Cham language and to standardize its orthography. The belief was that these objectives could be partially accomplished through workshops that were to be held in most of the Cham villages and by teaching the Cham language in Cham pilot classes in two schools (Lo, 2008b; Vietnamese Constitution, 1992).


However, one of the Cham teachers, B. Thanh, a former principal of the Poklong High School[2], raised the criticism that the establishment of the Cham MLTP and the CTCC could be interpreted as a political strategy by the government to calm down Cham’s community-based resistance by reducing the public support of the resistance as the public at large might feel that the government was addressing their cultural and linguistic needs. Similar strategies were used to smoothly suppress the resistance of other minorities in Northern Vietnam (B. Thanh, Personal communication, January 11, 2011). Specifically, by attracting the support of the Cham people in conducting and managing the program, the government saw an opportunity to neutralize the crucial influence of the FULRO movement by removing the public support of the guerillas. There are at least two possible motives behind the government action of co-opting Cham people’s support for the program. Either the program is seen by the government as a way to pacify the Cham people, or it is a genuine mother language development program similar to other minority or indigenous language programs instituted throughout the world (Baker, 2011; Skutnabb-Kangas & Phillipson, 2008). The Cham people and human rights activists maintain the position that Cham language education is a right, so it should be given the necessary resources to flourish (Baker, 2011)."

[1] FULRO, or The United Front for the Liberation of Oppressed Races, is a political and military organization created by some ethnic minorities in the Vietnamese Highlands and established in 1964 to fight against the Republic of Vietnam until the year 1975 and then against the government of Vietnam from 1977 until 1992. The militias included the FULRO Champa (Champa liberation front), the FULRO Degar (Vietnam’s Center highlanders liberation front), and the FULRO Khmer (Cambodia Krom liberation front) (H. Nguyen, 2008, Nguyen, 2004).

[2] Poklong High School was the only Cham high school in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces built from funds raised by the Cham people (1965-1975). It is now the Minority Boarding School of Ninh Thuan province (Bao, 2007).

Monday, 25 May 2015

ĐIỆP KHÚC CỦA KẺ CHỐNG ĐỐI



ĐIỆP KHÚC CỦA KẺ CHỐNG ĐỐI


Từ 2007, biết rõ Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 phá sản, kẻ chống đối chương trrình giáo dục tiếng Cham của chính phủ, đồng bào và BBSSCC, do Karim Lộ Trung Căn và TS. Dharma Quảng Đại Đủ chủ trương, dựa vào điệp khúc dưới đây để chửi dai và chửi bậy.


1. Ba vần chế tạo


Nếu thật sự ba vần đó là chế tạo thì đã thay sách vào năm 2007 dịp Hội Nghị tại Ninh Thuận do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chủ trì trả lời kiến nghị xóa bỏ ba vần của HT Kuala Lumpur 2006. Nếu chúng được dùng nhất quán tức là hợp lý, dù chế tạo hay không cũng chấp nhận được trong sách giáo khoa. (1). Trong Aymonier Cabaton 1906, có hằng trăm mục từ có croh ao không darsa. Vài VB cổ cũng có croh ao không darsa. (2). Akhar Srak dùng tại Campuchia có poh GAK. Trong VB giao tiếp của chức sắc Cham, tài liệu học chữ Cham của cụ Thiên Sanh Cảnh có poh GAK. (3). Balau có rất nhiều trong từ điển Moussay.

2. Học Akhar Thrah BBSSCC không đọc được Văn bản cổ
Học sinh Cham của BBS đều đọc được sách Khảo Lục Nguyên Cảo của Moussay, gồm Dewamano, Ja bilok li-u…, bài Akhar Thrah trong Tagalao, là ATTT. Chắc chắn các em đọc được tất cả các văn bản cổ miễn là được viết (in) chân phương, rõ ràng. Một câu chuyện nữa chỉ để chứng tỏ học ATPT của BBSSCC sẽ đọc được văn bản cổ: TS Can Quang học ATPT nếu không đọc được Tư liệu Hoàng gia Pangduranga thì làm sao biết Abdul Karim phiên Latin Surat 432- 2b, “aseh” thành “ula aneh”. Trong ba ngày, không “kẻ nói theo Karim” nào sữa được. Can Quang phải chỉ cho Karim, vị trí chữ sai.
3. Nói sao viết vậy
BBSSCC chọn một chuẩn trong số những VẦN, cách VIẾT bất nhất của AT trong các văn bản và từ điển để viết sách giáo khoa. Ví dụ: Tư liệu HGP viết bất nhất có ni “đây”, di “của, tại” lúc có lúc không “tut mưk”. Ragei “thợ”, ratuh “trăm”… viết ra có “balau”, sau này không “balau”. BBSSCC chọn ni, di có ký tự kết từ: có “tut mưk”; ratuh, ragei viết langlikuuk không “balau”. Ngắn dài chọn viết nhất quán, ví dụ: jak “đạp”, jaak “rủ, giạ”. Bất nhất kiểu “gal gak pôc lak” như “rượu” viết alak, hay alag, thì chọn alag. Ngoài nhà trường có thể sử dụng bất nhất tùy thích. Không được phép tự phong là “bảo vệ danh dự và quyền lợi Champa” rồi buộc người khác dùng theo ý mình.
4. BBSSCC phá hoại di sản
Nói “phá hoại” là xuyên tạc, vì dùng thì ngôn ngữ sống, không dùng thì nó chết. AT sẽ chết do những ai không dùng Akhar Thrah, dùng Akhar Jawi để viết tiếng Cham. Đồng bào có nhu cầu học chữ Cham, nên chính phủ phải thành lập BBSSCC. Để việc chọn chuẩn được đúng đắn và đồng thuận, chương trình đã có thí điểm thận trọng từ 1978 đến 1990, và sự biểu quyết của đồng bào qua 42 hội nghị tại các palei Cham. TS Dharma và Karim hay ai khác có quyền chọn kiểu chính tả cho riêng bản thân, chứ không có quyền chọn cho người khác. Chương trình tiếng Cham là CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN, nếu phụ huynh, học sinh hay giáo viên không thích, có quyền nghỉ học, có quyền yêu cầu người có chức năng sữa chửa nội dung.
5. Ông Cẩn, Tỷ, Trại chỉnh sữa chữ Cham
Ông Tỷ, Cẩn, Trại đến BBSSCC sau năm 1990. Mọi việc chuẩn do 18 thầy giáo hàng đầu Cham đã xong trong 12 năm: gồm thí điểm, được đồng bào biểu quyết và không thay đổi cho đến hôm nay.
Jalaan Riya, Rija Nưgar 2015

Tuesday, 31 March 2015

CHÂN DUNG KẺ ÔM ẢO MỘNG LÃNH TỤ

JALAN RIYA
Tham khảo, lưu hành nội bộ
Chủ nhân web Champaka.info là ai?


Champaka.info đã chăm chỉ xuyên tạc việc làm của BBSSCC suốt từ năm 2007. Những tên háo danh, ôm mộng lãnh tụ ảo: Pô Dharma, Ja Kathaut Lộ Trung Căn Abdul Karim, Vinh Thanh (owner). Vì chúng không ngưng việc đơn phương bêu xấu, hạ nhục những người khác quan điểm. Cần tìm hiểu kỹ chân tướng chúng là ai. Và chúng muốn gì?
Tai họa từ kẻ cầm đầu:
Pô Dharma: ĐẠI BỊP, HÁO DANH. NHỮNG VIỆC ÔNG NÓI VÀ LÀM ĐỀU VÌ ẢO MỘNG.
Vì ôm ảo mộng lãnh tụ Champa, chưa thật sự làm gì cho Cham cả, ngoài những bài viết tô bóng cá nhân. Những nghiên cứu về Cham đầy chất sáng tác để lôi kéo người Cham nhẹ dạ. Gây rối phắ hoại sự bình yên trong cộng đồng Cham. Như có người đã nhận xét.
"Từ trước đến nay, Po Dharma đã thật sự làm được gì để giúp người Chàm tỵ nạn tại Mă Lai ? Không có gì cả, ngoài việc tạo công việc làm cho một hai người Chàm thành tay chân thân tín tham gia dự án xây dựng ảo mộng làm “lãnh tụ Champa"
Tham khảo từ bài viết của Phạm Cao Sơn:
TinParis . Những lúc gần đây, chúng tôi có đăng những bài viết trích ra từ đặc san " Harak Champaka " với sự cộng tác của nhiều Giáo sư Đại Học Quốc Tế trong đó có Tổng Biên Tập Gs Po Dharma, Viện Viễn Đông Pháp, để quý đọc giả hiểu rõ thêm về lịch sữ, di sản văn hoá CHĂM. Ông Po Dharma là học giả nổi tiếng thông thạo nhiều sinh ngữ (Việt, Pháp, Anh , Chăm) và cổ ngữ sanscrit.
Riêng về nghiên cứu lịch sử , và văn hóa CHĂM thì không có đại học nào trên thế giới có thể vượt qua Viện Viễn Đông Pháp đã từng nghiên cứu Đông Dương (Việt, Miên , Lào) từ lúc Đông Đương còn dưới chế độ thuộc địa cuối thế kỷ 19 (1887).
Theo chúng tôi được biết, hiện nay CSVN rất khó chịu và luôn tìm cách dẹp tan sự đòi hỏi tranh đấu của " một vùng tự trị " cho Người CHĂM do Po Dharma chủ trương , cũng như sự phản đối của người CHĂM tại Ninh Thuận khi CSVN truất hữu đất đai của họ để Xây cất " Lò máy điện Hạt nhân" .
Ngoài ra, trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Úc Châu v.v. đã can đảm công nhận " tội lỗi của mình " khi đi chiếm đất của dân bản xứ. Đức đã công nhận " tội diệt chủng " Dân Do Thái. Riêng Thỗ Nhĩ Kỳ còn chối bỏ việc " diệt chủng " của mình đối với dân Arménien.
Đối với dân tộc CHĂM, người Việt chúng ta phải có can đảm nhìn nhận trong quá khứ, ông cha chúng ta đã " diệt chủng " ( hay đồng hóa ) dân tộc CHĂM. Can đảm nhìn thẳng sự thật , và trách nhiệm trước Lịch Sử chỉ nâng cao " giá trị " của dân tộc chúng ta mà thôi .
Nếu có một số người CHĂM đứng lên đòi lại đất đai của Ông Cha họ, thì chúng ta phải cuối đầu " bái phục " họ vì họ có can đảm và dũng khí trước việc " đội đá vá trời đó ". Nếu tôi là một người CHĂM thì tôi cũng sẽ tranh đấu như họ. Nhưng vì tôi là một người Việt Nam, nên tôi cũng phải kính phục họ vì họ là những " anh hùng " của dân tộc họ. Tôi chỉ khinh bỉ những kể nào quy lụy kẻ thù vì " danh lợi " hay " hư danh " như bọn " hòa hợp hòa giải ", hay " bọn Băng Đảng Mafia Việt Tân " lường gạt đồng bào mình và quỳ lụy CSVN.
Bắt buộc " người CHĂM " phải chào " lá quốc Kỳ VNCH " tại Đất Mỹ là " một chuyện ngược đời ", và một người CHĂM còn lý trí sẽ không bao giờ làm chuyện đó vì có ai lại đi chào Quốc Kỳ của một kẻ thù củ của mình bao giờ, huống chi lại ở trên Đất Mỹ.
Trong thực tế, phải thấy rằng , người CHĂM và người Việt Quốc Gia hiện nay đang có một " kẻ thù chung " : Đó là bọn CSVN. Ngày xưa FULRO là kẻ thù của VNCH, nhưng ngày nay FULRO CHĂM vẫn chống CSVN và , nếu họ không là đồng minh của Người Việt Quốc Gia, thì chúng ta cũng đừng nên chống họ và làm suy yếu họ vì không ích lợi gì.
Chúng tôi cho đăng bài viết dưới đây , dù không đúng với lập trường của chúng tôi, để giúp độc giả hiểu rõ thêm vấn đề .
Người Chàm đòi đất đai ?CỜ FULRO ĐÃ ĐƯỢC NGẠO NGHỄ TRÌNH LÀNG TẠI IRVINE, NAM CALIFORNIA NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008
- PHAN CAO SƠN (Cựu Sỉ quan QLVNCH ) -   
Sáng ngày 27 tháng 12 năm 2008, một hội đoàn người Chàm, lấy tên là “International Office of Champa”, gọi tắt là IOC, tức “Văn phòng quốc tế Champa”, đã tổ chức “Đại hội kỷ niệm 20 năm thành lập”, tại Chinese Cultural Center, Thành phố Irwine, Nam California, Hoa kỳ.
     Trong chỗ dọ hỏi riêng, chúng tôi được biết, buổi Đại hội này đánh dấu khởi đầu của giai đoạn giới trẻ Chàm mới, có học, lớn lên tại Hoa kỳ, đứng ra đảm nhiệm điều hành, thay thế những thành phần già từng có chức tước, thủ cựu, cực đoan, chua từ bỏ được những tranh chấp bè phái nội bộ truyền kiếp tại Phan Rang trước năm 1975, mang sang Hoa kỳ.
     Chủ tịch mới của tổ chức IOC là một người trung niên tên là Musa Pô Romê. Một vài cụ già Chàm cho biết, Ông Musa này là dòng dõi một ông vua Chàm có tháp thờ tại Phan Rang, nên khi nhập tịch Mỹ đã lấy họ Pô Romê luôn. Tuy nhiên, bên cạnh, còn có Ông Từ công Thu, một Phó Đốc sự hành chánh nguyên là con trai của dân biểu Chàm Từ Công Xuân, cũng đổi “Từ” ra “Pô” và là “Pô Klaun” tức “Trời cao”cộng với tên Hồi giáo là Hasan. Pô Klaun liên hệ đến tháp Pô Klong Garai tức Tháp Chàm ở Phan Rang. Một Tiến sĩ bên Pháp từ trước đã đổi từ tên Chàm Quảng Đại Đủ ra Pô Dharma, ý nghĩa cao siêu hơn, gán vào một thần linh trong Ấn độ giáo của người Chàm.
      Những người này kết hợp thành bộ ba dựa vào uy thế thần linh theo đuổi mộng ước chính trị. Nhưng chắc chắn không phải cùng loại ước mộng của Martin Luther King Jr đâu, vì trong năm 2008, ca sĩ Chế Linh đã phổ biến rộng rãi tại Hoa kỳ một bản kiến nghị mang chữ ký của Hội đồng các chức sắc cả sư từ bên nhà ở Phan Rang lên tiếng cực lực phản đối việc lấy chữ “Pô” ghép vào tên họ cá nhân dân gian tho bạo xúc phạm thần linh. Trong tiếng Chàm, “Pô” có nghĩa là “chúa” là “ông Trời” trên cao, một đấng thần linh được dân gian thờ cúng hoặc một vị vua đã được hoá thần, tôn thờ ở các đền tháp cổ. Cho nên việc ghép chữ “Pô” vào họ tên đã thành một vấn đề đàm tiếu của cộng đồng Chàm Phan Rang.
Hai vị Musa Pô Romê, Hasan Po Klaun theo Hồi giáo, không tin thần linh, không thèm lên tiếng.
Riêng Pgs Po Dharma thì lờ đi. Lý do nêu ra: cần phải có ý kiến của Mặt trận Tổ quốc thì việc phản đối mới có giá trị !(Harak Champaka số 8, 2008, trang 305 ; Pgs thường đòi xuất trình nguồn tham khảo thì mới chịu nghẹn họng).
1. Biểu diễn văn hoá cổ truyền Chàm
Đại hội IOC tại Irvine, Nam Cali kỳ này quy tụ khoảng 250 người cả Chàm lẫn Việt đến tham dự.
Các tiết mục múa Chàm , do các thanh thiếu niên nam nữ thủ diễn theo tập tục người Chàm vùng Ninh Thuận – Bình Thuận. Đây là các học sinh trung học và các sinh viên đại học gốc Chàm, chớ không phải là những vũ công chuyên nghiệp. Giới trẻ này mặc dầu lớn lên và sống trên đất Mỹ, trang phục theo Chàm, con gái mặc áo không xẻ vạt như kiểu áo dài người Việt, mà lại bó sát người, dịu dàng qua các màn vũ dân tộc Chàm rất ngoạn mục. Các em vẫn tỏ ra dáng điệu uyển chuyển đặc sắc; thỉnh thoảng có những động tác vụng về gây xúc động cho người thưởng thức.
Về nhạc, thì có giàn trống cổ truyền và một người vỗ trống là một cụ già gương mặt hiền hòa được giới thiệu riêng với cái tên hơi hấp dẫn đối với người Việt, là Phú văn Mái, mặc dầu là đàn ông chớ không phải đàn bà.
Hai ca nhạc sĩ gốc Chàm Phan Rang, nổi danh trong làng văn nghệ Việt Nam hải ngoại là Từ công Phụng và Chế Linh, mà khách dự Đại hội đinh ninh là có đến hát giúp vui vào chương trình thì không thấy xuất hiện. Một vị trong ban tổ chức được hỏi thì che miệng kín đáo cho biết là “vì lý do riêng”. Nhưng tìm hiểu thêm bên trong thì nghe nói có nhiều uẩn khúc lắm.
Sân khấu hội trường tương đối hẹp, có trang trí hình một ngọn tháp của nền văn hoá cổ xưa của dân tộc Chàm.
Trong một màn, các thanh niên nam nữ Chàm mặc ra sân khấu trình diễn các trang phục cổ truyền Chàm, một cậu trông dễ thương còn mang ra cái nôm bắt cá kiểu Chàm. Trong các trang cụ trình bày, có mẫu chiếc xe trâu cổ truyền, các bộ phận hoàn toàn làm bằng gỗ, khá lạ mắt, là di sản văn hoá Chàm ngày xưa.
Hào hứng là mục trình diễn do một cụ bà dáng vóc phúc hậu, được giới thiệu là thân mẫu của xướng ngôn viên Từ công Nhường, đứng ra hát bài hát ru con cổ truyền của dân tộc Chàm miền Trung, gây nhiều xúc động trong hàng cử toạ.
Với tư cách là một người Việt từ một ít lâu nay có điều kiện tìm hiểu về những diễn biến trong cộng đồng dân tộc Chàm tỵ nạn tại Hoa kỳ, chúng tôi đã tự thấy có rất nhiều thiện cảm đối vói phong cách hồn nhiên và dễ thương của giới trẻ Chàm kể trên, có vẻ đều đồng lứa tuổi với các con chúng tôi.
Nhưng mặt khác, với tư cách là một người Việt quốc gia có lương tâm, dấn thân vào công cuộc tranh đấu vì chính nghĩa quốc gia dân tộc Việt Nam, chúng tôi cũng thấy có bổn phận và trách nhiệm tinh thần phải phơi bày ra ánh sáng trong bài viết này, cho mọi người biết kèm theo một vài ý kiến phẩm bình mà chúng tôi cho là rất cần thiết về một số sự thật bị tập đoàn Po Dharma từ bên Pháp sang, gian trá dưới nhản hiệu “nhà nghiên cứu khoa học gốc FULRO” làm khoả lấp hoặc đánh lạc hướng rất tai hại cho chính nghĩa quốc gia Việt nam trong sinh hoạt Chàm này.
Dư luận quần chúng ngừời Việt tỵ nạn thường không được thông tin đầy đủ, rất dễ làm mồi cho những thủ đoạn chính trị không được lương thiện của một vài chánh trị gia hoạt đầu mà cộng đồng người Việt nói chung tại Hoa kỳ cần phải nhận diện rõ ràng.
Thảm hoạ bêu xấu hạ nhục nhau trong nội bộ Chàm Phan Rang
Phần trình diễn văn hoá kể trên của chương trình Đại hội đủ để nói lên giá trị một nền văn hoá Chàm truyền thống. Cảnh tượng đó một phần nào làm xoá tan đi đám mây mù tối ám do phần phát biểu nặng mùi xách động chính trị dân tộc cực đoan trước đó của một tiến sĩ Chàm tên Pô Dharma, được giới thiệu là một “Phó giáo sư” tức “Associate professor” Đại học Sorbonne Pháp nhưng không cho biết rõ phân khoa nào, cố bám gây căm hận như từ lâu nay về thảm nạn mất nước Chàm.
Được phụ hoạ tiếp đó, có bài phát biểu pha lẫn tiếng sụt sùi khóc cho thân phận dân tộc Champa của ông cựu Chủ tịch IOC mãn nhiệm, là ông Từ Công Thu. Theo hai ông cụ Chàm, nói là thuộc ngành cảnh sát trước 1975, cho biết, Ông Thu này đã nhiều năm ngồi im, ôm lì chiếc ghế Chủ tịch IOC phó mặc cho Po Dharma tung hoành mà không làm gì cả, nay phải nhường lại cho các em con cháu trẻ trong đó, có con ruột của ông là Từ công Nhường.
Nhân vật Phó giáo sư Tiến sĩ Pô Dharma hoạt động dưới ô dù của Trường Viễn Đông Bác Cổ, tức Ecole Francaise d’Extrême Orient, được cấp tiền từ bên Pháp bay sang chỉ đạo sinh hoạt bên Mỹ để thực hiện ý đồ chính trị, điều mà ông ta, theo giới hiểu biết, không làm được với cộng đồng người Chàm bên Pháp, vì người Chàm bên đó quá biết rõ về con người ông ta nên tẩy chay và khinh miệt.Một trí thức Chàm quê Phan Rang mà chúng tôi quen biết từ trước năm 1975 tại Saigon nhờ đến giao dịch với Hảng bia Larue mà ông đảm trách phân phối, khi đề cập đến nhân vật Po Dharma này, đã mỉa mai gọi là “tổ sư bịp quốc tế”.
Có những điều có thể nói là quá tồi tệ, nổi bật trong dư luận, nhất là từ khi tổ chức Đại hội 2007 tại San Jose Bắc California, với chiêu thức “kỷ niệm 175 năm mất nước Champa”. Qúá trình chuẩn bị Đại hội này ở giai đoạn đầu dưới cụm từ “mất nước” đã có một thời gian dấy động lên một làn sóng dân tộc cưc đoan, bài bác và hận thù người Việt trong giới thanh niên Chàm tại Bắc California, có sự xuất hiện của Nhóm chiến sĩ Champa, Thanh niên Damdara Champa. Về sau phải dịu giọng trở lại do phản ứng bất lợi của mấy ông già rất sợ bị liên can về chính trị. (Champaka số 8, 2008). Ca sĩ Chế Linh lúc đầu đã từ Canada bay sang lãnh chức Trưởng Ban tổ chức, đã kịp thời nhận ra dụng ý chính trị của Po Dharma, nên rút lui. Việc rút lui này đã bị tập đoàn Po Dharma lên án tơi bời, nhất là khi ca sĩ Chế Linh đi về Việt nam lo dự án trùng tu tháp Chàm cổ ở quê nhà.
Riêng nhóm của cựu dân biểu Lưu quang Sang thì giao cho con cháu trấn nhậm ở vùng Sacramento, còn nhóm gốc “quốc gia hành chính” Kiều ngọc Quyên, Đắc văn Kiết ở San Jose, thì đứng một bên không thấy động đậy.
Do không được thông tin đầy đủ, phong trào dấy động dân tộc cực đoan do Po Dharma mang sang từ bên Pháp có huy động được một vài nhà nghiên cứu ngoại quốc chưa có đất dựng nghiệp, đã làm mê hoặc một vài cây bút người Việt, nhất là nhóm Cali Today, chừng biết được thì đã lỡ dại rồi!
Dưới sự chỉ đạo và “thuốc nước” ngầm thông qua các đặc san Champaka và bản tin lấy tên là Harak Champaka, nhân vật Pô Dharma đã một thời gian chủ động gây xáo trộn trong nội bộ người Chăm, kích động lăng mạ nhau với những lời lẻ bằng tiếng Việt dùng điện thư lên án nhau thậm tệ đến cả gọi nhau là “Chàm gian”! Một số điện thư này được đăng tải trên mạng Ilimochampa ở San Jose. Do một vài đàn em thực sự vì tinh thần dân tộc cũng có và háo danh quá đáng cũng có. Mục đích như ai cũng thấy là để “ngầm dọn bãi đáp chính trị” cho tập đoàn Champaka của Po Dharma từ Pháp bay sang Hoa kỳ. Qua Internet“Harak Champaka” số 32 ngày 12/12/2008, chính Po Dharma , mới tự tổng kết thành tích, ngang nhiên không giấu diếm, kê khai ra một loạt các nhân sĩ Chăm hoặc tổ chức Chàm đã bị ông ta dụ vào tròng, vận dụng làm công cụ gây thanh thế “nhà nghiên cứu khoa học” đánh bật sang một bên, triệt hạ tất cả những ai không chịu về hùa với phe cánh mình. Ngay cả nhóm Damdra Champa và Web Chamyouth ở tiểu bang Washington được cho nhập phe ngoan ngoản làm tay chân đắc lực một thời gian, nay đã xuất đầu lộ diện hết cả rồi, cũng đến lúc phải vứt đi vì không còn giá trị sử dụng nữa.
Không phải chỉ có thế mà thôi đâu ! Bao nhiêu bề mặt bề trái của tổ chức cũng như thành phần nhân sự đã “lỡ dại” đều bị Po Dharma phanh phui ra, ai chống lại thì bị quy vào tội “bọn phản gián”. Điều khiến nhiều người nêu lên câu hỏi ngược lại“phải chăng chính Po Dharma và bè nhóm đã nhận lãnh nhiệm vụ cao tay ấn phanh phui này từ CSVN ?” Cũng có thể lắm, vì cứ theo dõi những gì tập đoàn PGs này gây ra nhằm phát hiện và sau đó , không tiếc lời bêu xấu, triệt hạ, gây xáo trộn toàn cộng đồng Chàm tiếp theo đó, suy ra, cũng có thể nằm trong sách lược chung của CSVN đối với “khúc ruột ngàn năm” hiện đang được “thực thi” trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Mũi dùi bêu xấu của tập đoàn Po Dharma đã trực tiếp ghi vào “bảng vàng” một vài vị có tiếng tăm trong cộng đồng Chàm Phan Rang:  
1) Trước hết có trường hợp Thành Thành Đài, là một người Chàm bani tức Hồi giáo cũ, quê Phan Rang, tốt nghiệp Tiến sĩ chính trị & sắc tộc (ethno-politology) ở Trường đại học Ukraine, nay đã sang định cư và dạy đại học ở Thuỵ Điển. Trong dư luận người Chàm, Ông này cũng là một tay cự phách can trường mới nổi sau này, buổi đầu, đã tung ra tổ chức “Liên Đoàn Dân tộc Chàm Cambodia”, không thành công vì va chạm nội bộ Chàm Hồi giáo tại Cam Bốt, nay đã sang Thuỵ Điển dựng lên tổ chức khác lấy tên là “Cộng Đồng Kiều bào Chăm nước ngoài”. Trong cương vị lãnh đạo tổ chức nầy, Tiến sĩ Thành Đài tỏ vẽ không thể đội trời chung và về hùa với Po Dharma ở Pháp, đã lên tiếng phê bình, chỉ thẳng vào tim đen nhà khoa học nên bị Po Dharma cùng đàn em luân phiên bôi nhọ “đánh” tơi bời một dạo qua điện thư nay vẫn còn dư âm!
2) trường hợp 2 là Quảng Đại Cẩn, một du sinh Chàm Phan Rang, sang Mỹ chuẩn bị lấy bằng PhD tại Trường Đại học Hawai. Pgs Po Dharma, nhân danh chính thức là “Chủ nhiệm Văn Phòng của Viện Viễn Đông Pháp tại Kuala Lumpur” và với một văn thư mang tiêu đề “Ecole Francaise d’Extrême Orient” đã lớn tiếng đe doạ Quảng Đại Cẩn (cùng họ Quảng nhưng không biết thực có họ hàng với nhau hay không): “nếu ông không trả lời thoả đáng vấn đề này, tôi sẽ có một văn thư chính thức đến Đại học Hawai để phản đối hành động không nghiêm túc của ông là một thí sinh tiến sĩ đang du học trong một Đại học của Hoa kỳ”. Thật không có một thái độ đối xử tệ lậu và đe doạ không văn minh giữa các đồng tộc Chàm với nhau nhứt là trong giới “nghiên cứu đại học” mà lại lố bịch và ngạo mạn bằng! Tuy nhiên, sau đó, du sinh tiến sĩ Quảng Đại Cẩn vẫn xem thường lời đe doạ, giữ vững quan điểm của mình trong vấn đề Ban biên soạn chữ Chăm bằng một bài phân tích khoa học rất trong sáng và đầy đủ.
Pgs Po Dharma sau đó, phải đành im lặng và phú thác cho một đàn em dùng địện thư “mần thịt” tiếp Quảng Đại Cẩn! Truy nguyên ra thì mới rõ, Pgs Po Dharma mới được vào dạy ở INALCO chuyên giảng dạy các ngôn ngữ Chàm tại Paris, nay nếu có thay đổi trong chữ viết Chăm dù là để thuận tiện cho con em Chàm học thì gây bể hoặc mất “job” hay sao? Trong Đại học Pháp, làm gì có chức “Phó giáo sư” được dịch là “Associate professor” như bên Mỹ? Thật sư, Po Dharma là một “Maitre de conférence” mà thôi. Bí ẩn là ở chỗ đó nhưng không thấy ai thằng thắn moi ra cho mọi người rõ.
3) Trường hợp 3 là Phú Trạm bút hiệu Inrasara nổi tiếng từ trong nước do các sách nghiên cứu có giá trị về văn học, văn hoá, xã hội Chăm, được giải thưởng quốc tế của Pháp, ASEAN, v.v… cũng đã và đang là một nạn nhân bị tập đoàn Po Dharma thoá mạ bêu xấu, với danh nghĩa “nhà nghiên cứu khoa học”. Một quyển tiểu thuyết “Chân dung cát” xuất bản từ hai ba năm trước của Inrasara nay mới được moi ra và triệt để chiếu cố trên Harak Champaka, ghép đủ thứ tội kể cả tội viết khiêu dâm “làm nhục dân tộc” trong khi Dharma và đàn em đứng tên chẳng biết tí gì về văn học cả!
4) Lố bịch hơn nữa là một Toà án nhân dân Champa đã được thành hình, đích danh hài tội và kết án những vị này gây ấn tượng như tập đoàn Champaka là một tổ chức chính quyền ! Đáng chú ý nhất là trường hợp giáo sư Nguyễn văn Tỷ, nguyên đã làm Trưởng Ban biên soạn chữ Chăm, và viết bài phân tích về một số khía cạnh tiêu cực trong xã hội người Chăm. Ông giáo sư này đã bị Po Dharma lên án tơi bời, trong khi chính Po Dharma đã bao giờ cũng phác hoạ ra một tình trạng suy thoái trong xã hội người Chăm thực sự thì lại do chính Po Dharma gây ra qua các bài viết mà không chút ngượng. Cụ thể, chúng ta có thể đọc qua tập tài liệu được phân phát ở Đại hội, tựa đề “Socio-cultural Issues of Champa, 175 years after its disappearance”. Tình trạng suy thoái của xã hội người Chăm nếu theo đúng như Pgs Po Dharma viết thì kể như người Chàm hiện không còn gì nữa. Ngặt một nổi, là viết theo hứng và tưởng tượng từ bên Pháp, không dựa vào một sự kiện hoặc số liệu thống kê, bằng chứng thu thập tại chổ nào cả. Điều đó còn có nghĩa là việc phê bình chỉ trích các đồng tộc Chàm, tự Pgs và tập đoàn Champaka làm được, tự ban cấp quyền lực cho phe cánh mình làm như đã tuyên bố trong Harak Champaka, nhưng người khác không thuộc phe cánh thì không không có tư cách làm, để cho đàn em mạ lỵ thoá mạ không còn biết tôn kính nhau là gì!
Những diễn biến trong cộng đồng người Chàm tại Hoa kỳ do tập đoàn Po Dharma gây ra, có rất nhiều tình tiết đưọc gian manh che dấu, có tìm hiểu cẩn thận thì mới nắm vững được. Nhưng thực sự bao nhiêu chuyện đó là hoàn toàn trong nội bộ người Chàm và ai cũng thấy rõ, có cả một ý đồ đen tối triệt hạ nhau để quy về một mối tôn vinh lãnh tụ ảo cho cá nhân Po Dharma mà thôi.
Những ai cần nghiên cứu sâu hơn, tìm hiểu cặn kẻ hơn thì có thể sơ bộ đọc qua các tập Champaka và Harak Champaka trước là bằng chứng, không cần đi đâu xa cho mất công.
Dưới góc nhìn của một người Việt quốc gia, chúng tôi chỉ lướt qua một số sự kiện kể trên làm nền, để từ đó, nêu lên một vài chi tiết, mà theo chúng tôi, không một người Việt quốc gia nào đang tỵ nạn Cọng sản tại Hoa kỳ, không quan tâm được. Chúng tôi muốn nói và nêu lên việc tập đoàn Po Dharma đã bằng nhiều thủ đoạn gian manh vận dụng tổ chức “Văn Phòng Quốc Tế Champa” lập ra tại Hoa kỳ, thực hiện ý đồ chính trị đen tối xâm hại đến chính nghĩa quốc gia Việt Nam, có sự can dự của “bàn tay lông lá’ từ bên Pháp, cần được công bố minh bạch cho dư luận được rõ. Ngoài ra, sự hiện diện của một vài người Tàu tại một Đại hội tổ chức tại Trung Tâm văn hoá Trung quốc (Chinese Cultural Center) ở Irvine cũng gợi lên một ít suy tư cần có về sự liên hệ đến thế lực Tàu trong bối cảnh chính trị hiện tại.
2. Thoá mạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa
Chúng tôi muốn phơi bày lập trường bài bác và đối đầu với người Việt quốc gia của tập đoàn Po Dharma qua việc thoá mạ bôi bác quốc kỳ Việt Nam Cọng Hoà, đã được ghi trên giấy trắng mực đen, sẽ không thể chối cải được.
Chúng tôi đã đứng lặng người, tay chân rung lên vì căm hận khi truy cứu khá trể tài liệu để biết rõ về tập đoàn Champaka này, chúng tôi đã được đọc hàng chữ ngạo nghễ trên tập san Champaka xuất bản năm 2004, số 4, trang 150:
“Thái độ buộc người Chàm phải chào cờ Việt Nam Cộng Hoà tại Mỹ là một hành động sỉ nhục danh dự dân tộc Champa”
Chúng tôi không kể ở đây các Email mang tên cá nhân riêng của đồng bọn đã được phổ biến cùng với nội dung trên.
Vùng đất Orange County này nổi tiếng là vùng đất dung thân tiêu biểu của người Việt quốc gia tỵ nạn CS trên đất Mỹ. Tại thành phố Westminster, cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn đã xây dựng một tượng đài cựu chiến sĩ Việt Mỹ, và mỗi tháng hiện nay, đều có long trọng tổ chức một lễ chào quốc kỳ vàng ba sọc đỏ Việt nam Cọng hoà tiêu biểu thiêng liêng cho sự hiện tồn chính nghĩa đấu tranh của người Việt quốc gia tỵ nạn CS trên đất Mỹ. Chúng tôi xin chánh thức nêu lên:
Câu hỏi thứ 1:
“quý vị lãnh đạo cộng đồng cùng các đoàn thể người Việt quốc gia nghĩ sao về lập trường đầy khiêu khích, thoá mạ quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa của tập đoàn Champaka dưới quyền chì đạo của ông Po Dharma từ Pháp sang, gieo rắc như trên trong cộng đồng người Chàm tỵ nạn tại Hoa kỳ?”
Câu hỏi thứ 2:
“cộng đồng người Chàm hiện có trên đất Hoa kỳ hiện nay, cũng như cộng đồng người Việt sangHoa kỳ và được Chánh phủ Hoa kỳ chấp nhận cho định cư tại đây, đều theo diện H.O., vượt biên. bão lảnh, tỵ nạn dưới danh nghĩa và màu cờ V.N.C.H., nghĩ thế nào về chủ trương bội nghĩa thoá mạ kể trên của tập đoàn Po Dharma? Những vị như Trung Tá Dụng Đối (Hawai), Trung Tá Đặng chánh Anh (Washington), đã từng là Quận trưởng Phan Lý Chàm, tỉnh Bình Thuận, Thiếu Tá Dương Tán Sở (Sacramento),Quận trưởng An Phước, Ninh Thuận, Dân biểu Lưu quang Sang (Sacramento) v.v…và nhiều vị kháckhông thể nêu tên hết ra đây, quý vị có còn là một người quốc gia hay không? Nếu còn thì quý vị nghĩ sao về hành vi thoá mạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hoà như trên?”
Việc thoá mạ quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà không phải là một việc xa lạ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn trong một thời gian gần đây. Sắc bén nhất là việc tổ chúc Thanh niên Cờ vàng đã phối hợp với các đoàn thể quốc gia trong tuần thứ 2 tháng 1/2009 này, tại Santa Ana, Nam California, nhanh chóng kịp thời siết chặt hàng ngủ, biểu tình phản bác thành công việc tổ chức VAALA triển lãm bức tranh quốc kỳ VNCH vẻ ba hàng dây kẻm gai thay ba làn đỏ trên nền vàng.
Nhưng việc xúc phạm đến quốc kỳ Việt Nam, như trên đã ghi nhận, đã xảy ra từ năm 2004 trong sinh hoạt văn hoá của người Chàm ở California mà trong dư luận người Việt tỵ nạn, kể cả chúng tôi, hiếm có người biết.
Việc xách động người Chàm cho việc chào quốc kỳ VNCH là một sĩ nhục, tạo thành một tội ác, nhất quyết là không thể dung tha, của tập đoàn Po Dharma đối với người Việt quốc gia.
Thoá mạ chế độ Việt Nam Cộng hòa
Ngày 28 tháng 4 năm 2008, tập đoàn Po Dharma từ Pháp sang, đã vận dụng IOC tổ chức buổi ra mắt sách “Champaka số 7” tại hội trường nhật báo Viễn Đông ở đường Moran, vùng Little Saigon, nằm sát nách địa điểm “đóng quân” bảo vệ cờ vàng của Nhóm Ngô Kỷ!
Nội dung tập sách này mang tựa đề “Từ mặt trận FLM đến phong trào FULRO” tác giả là chính Po Dharma. FLM tức Front de libération des Montagnards (Mặt trận giải phóng người Thượng). FULRO là “Front unifié de libération des races opprimées” (Mặt trận thống nhất giải phóng các chủng tộc bị áp bức).
FULRO thực chất là một phong trào đấu tranh của người Thượng vùng Cao nguyên miền Nam qua các giai đoạn diễn biến chính trị, đã có những thay đổi. Nhóm người Thượng sang Hoa kỳ đã và đang định cư đa số ở vùng North và South Carolina và một số ở tiểu bang Washington. Họ có lập trường đấu tranh dân tộc rất rõ rệt biệt lập với nguời Việt quốc gia dưới danh nghĩa “dân tộc Degar”, không chút liên hệ đến tổ chức của tập đoàn Po Dharma đang kêu gào với danh nghĩa “Champa”. Ông Pierre Marie K’Briuh, một nhà khoa bảng đào tạo tại Trường Đại học Hawai, Hoa kỳ, từng là Tổng Thư ký Bộ Phát triển Sắc tộc, nay đã trỏ thành Mục sư, được kính phục, trong mấy năm qua, đã đích thân sang Thái Lan vận động lãnh người Thượng vượt biên sang Hoa kỳ định cư.
FULRO Po Dharma đề cập và khai thác ở đây là FULRO/Chàm xuất phát từ Cam bốt và từ buổi đầu, chính quyền Cam Bốt dưới quyền lãnh đạo của quốc vương Sihanouk đã giao cho một Trung tá binh chủng dù tên Les Kosemxây dựng và điều hành cơ sở lãnh đạo tại Pnom Penh. Thông qua người Chàm, tổ chức FULRO/CHÀM này lợi dụng các sơ hở của VNCH trên Cao nguyên, đã hoạt động võ trang chống phá Việt nam Cộng hoà không theo chính sách trung lập như Cam Bốt. Theo chính sách này, Sihanouk đã dung túng chứa chấp quân binh Bắc Việt trú quân để từ đó, tiến vào nội địa VNCH. Qua tổ chức FULRO/Chàm này, chính quyền Sihanouk đã kết hợp chỉa luôn mủi dùi chính trị vào Việt nam Cọng hoà với dã tâm khơi động Nhóm Khmer Krom ở Bạc Liêu-Trà Vinh, vùng châu thổ sông Cửu Long.
.Dân số người Chàm tại Cam Bốt, dưới thời Sihanouk, lên đến 750.000 trong khi ở Việt nam Cộng hoà chỉ có khoảng 100.000.
Dân số người Chàm ở miền Trung Việt còn lại chỉ khoảng sáu, bảy chục ngàn người mà thôi nên làm gì có thể tái lập vương quốc như tập đoàn Po Dharma thường rỉ tai rêu rao xách động phục quốc, dưới hình thức bánh vẽ theo mô hình Monaco như đưọc loan truyền thời gian gần đây, được cả một vài nhà báo Việt ở Bolsa úp mở loan truyền ?
Tập sách FULRO này thật ra là bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Du FLM au FULRO: une lutte des minorities du sud indochinois (1955-1975)” do Les Indes Savantes xuất bản tại Paris từ năm 2006, nay mới được Po Dharma dịch ra tiếng Việt và mang đến Hoa kỳ cho ra mắt. Câu hỏi được nêu lên” tại sao chờ đến ba năm sau ?” cũng là câu hỏi cần được giải đáp. Và một trong các lời giải là: phải chờ “thanh toán” triệt hạ xong các khả năng không về hùa với phe nhóm như đã xảy ra và xây dựng một cơ sở tại Hoa kỳ thông qua tổ chức  
Po Dharma đã xác định rõ, đã viết lại lịch sử FULRO. Theo định hướng nào (?), thì có thể nhận ra ngay.
Như thường lệ, Po Dharma bao giờ cũng bám lấy giáo sư Pierre Bernard Lafont viết tựa. Pierre B. Lafont là một nhà nghiên cứu kỳ cựu về văn hoá và lịch sủ vùng Đông Dương thuộc hệ thống Ecole Francaise d’Extreme Orient. Giáo sư Pierre Bernard Lafont nguyên đã là “patron” bảo trợ luận án tiến sĩ cho Po Dharma tại Đại học Sorbonne, Paris.
Một nhà chuyên khảo người Khmer là Mak Phoeun đã đứng ra duyệt lại quan hệ giữa Champa và vương khmer trong lịch sử kèm cặp yểm trợ tạo uy tín cho bài của Po Dharma nằm giữa.
Ai cũng rõ, dưới thời Pháp thuộc, vùng đất Cao nguyên miền Nam là vùng đất nằm dưới chế độ bảo hộ triều Nguyễn, bộ máy cai trị bị đặt dưới thực quyền cai trị của các quan “Résident” thực dân Pháp. Dựa vào quyền bảo hộ này, Toàn quyền Đông Dương (thống trị cả Việt, Cam bốt, Lào) thiết lập cơ chế “Pays Montagnard du Sud d’Indochine” thường được gọi là PMSI, “Xứ Thượng Nam Đông Dương” khoanh vùng bảo vệ điều kiện cho thực dân Pháp khai thác đồn điền trà, cà phê, cao su, gỗ, v.v…thủ lợi, cấm không cho người kinh xâm nhập.
Câu hỏi được đặt ra là thực dân Pháp đã làm gì gọi là để giúp đỡ người Thượng? Một số người Thượng may mắn được sống tập trung ở một vài thành thị then chốt như Kon Tum, Pleiku, Buôn Mê Thuột, v.v. gia nhập đạo công giáo, có điều kiện hấp thụ nếp sống văn minh, con cái được đi học, tạo nên một tầng lớp trí thức Thượng làm trung gian cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Đại đa số còn lại bị bỏ phó mặc ở các vùng hẻo lánh, tự do đói nghèo, sống thường dưới mức sống của con người.
Được viết với lời văn nhẹ nhàng, bài tựa của Pierre B. Lafont đã dựng lên những điều kiện làm hàng rào, giới hạn thời gian và không gian, định hướng đề tài của Po Dharma, để không đá động gì đến “các công trình khai hoá” sắt máu của thực dân Pháp trên vùng Cao nguyên miền Thượng trong quá khứ cả.
Po Dharma đã sử dụng khung lý luận của ông thầy Pierre B. Lafont làm cơ sở tạo uy thế, thực hiện ngay ý đồ nham nhỡ của mình, nhằm vào chế độ Việt nam Cộng hòa để bôi bẩn, thoá mạ cho đã thèm, bù lại những gì ông ta không thực hiện được trên thực tế, trong hận thù người Việt.
Năm 1949, nhắm bề không có điều kiện tiếp tục ôm giữ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải thoả hiệp nhượng bộ thiết lập thể chế “quốc gia Việt Nam’ và đưa cựu Hoàng Bảo Đại về nước chấp chính. Pays Montagnard du Sud de l’Indochine được cải biến thành “Hoàng triều cương thổ” (Domaine de la Couronne) duy trì nguyên vẹn quy chế biệt lập dành độc quyền cho thực dân Pháp, không cho người kinh xâm nhập như cũ.
Khi tiếp nhận quy chế này, Hoàng triều cương thổ cũng phải tiếp nhận luôn tình trạng lạc hậu đến mức man rợ của của số bộ lạc Thượng do thực dân Pháp lưu lại. Qua “lễ tuyên thệ” hàng năm, nổi bật nhất với “Palabre du Serment de Darlac” vào thập niên 1940,Thực dân Pháp khơi động tinh thần tự hào sắc tộc, trinh diễn chiếc khố cổ truyền, các ngọn lao, cây rựa vác vai cổ truyền, v.v…là niềm tự hào dân tộc Thượng, để rồi sau đó, quay về bộ lạc, “sống chết mặc bây với núi rừng, muông thú”.
Cách nói, cách làm, giọng điệu “cả vú lấp miệng em’, mặc dù cách biệt trong không gian và thời gian, vẫn không khác gì cách nói, giọng điệu, cách làm, của Po Dharma và tập đoàn Champaka trong hiện tại, phổ biến trên đất Hoa kỳ.
Tuy nhiên, trong giới chuyên khảo Pháp, không phải chỉ có những “công trình” rập khuôn theo định hướng thực dân mỵ dân này. Bên cạnh, cũng còn những vị có lương tâm, và hơn thế nữa, cụ thể, có trường hợp một người Pháp mang dòng máu mẹ Thượng, đã quay về với xứ mẹ, viết ra và nói lên được, thảm trạng và chân tình của người dân Thượng, vốn có miệng nhưng không nói lên lời! Chúng tôi muốn nhắc đến Georges Condominas, với tập sách “Nous avons mangé la forêt” (Chúng ta đã ăn cả núi rừng”) phản ánh rõ ràng thực trạng kinh tế xã hội của một làng Thượng thời thuộc Pháp.
Nay Po Dharma đã dồn hết các trách nhiệm về tệ trạng này sang cá nhân cố Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Tra cứu lại sử liệu, nhất là bộ sưu tập các bài diễn văn do Nha báo chí Phủ Tổng Thống (Ông Tôn thất Thiện là Giám đốc có thể xác nhận điều này) thường xuyên ấn hành vào cuối thập niên 1950, các nhà chuyên khảo đứng đắn đều nhận ra ngay, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm là vị lãnh đạo quốc gia Việt nam đầu tiên đã đề ra một chính sách nâng đỡ, phát triển, cải tiến đời sống văn hóa xã hội cho các sắc tộc thiểu số Việt nam nói chung và người Thượng nói riêng.
Ai cũng biết, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm, trong lịch sử, đã có một thời gian được triều đình Huế bổ nhiệm giữ chức Tuần Vũ tại Bình Thuận, nơi còn tồn tại một cộng đồng người Chàm, đăc biệt là vùng Phan Lý Chàm, Bình Thuận. Do đó, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm đã biết rõ về người Chàm nên có một định hướng phát triển rõ rệt cho người sắc tộc.
Muốn tiến bộ, người sắc tộc phải có một thái độ dứt khoát với một số hủ tục lạc hậu như cà răng căng tai chẳng hạn. Ngay cả chiếc khố cổ truyền được mặc trình diễn ở các lễ hội với niềm tự hào sắc tộc, xem ra, chắc chắn không thích họp cho một viên chức sắc tộc mặc đi làm việc thường ngày ở công sở. Po Dharma đã suy diễn các cải tiến cần thiết để phát triển này để lên án Việt nam Cộng hoà muốn biến người Thượng thành “lai căng, mất gốc”, v.v…
Po Dharma đã chỉa mủi dùi lên án chương trình Tổng Thống Ngô đình Diệm thiết lập các khu dinh điền tại Cao nguyên Trung phần. Đây là theo nhu cầu của quốc gia, một là để tạo công ăn việc làm cho người Bắc trốn chạy Cọng sản, di cư vào Nam sau năm 1954, hai là để xây dựng cơ sở ngăn ngừa VNCS xâm nhập vào vùng này. Chương trình thiết lập các khu dinh điền thực tế đã ngăn trở các Tây đồn điền bảo vệ quyền lợi, trong thầm lén, bắt tay thoả hiệp dung túng quân Bắc Việt. Nay thi Po Dharma đã lớn lối phát biểu tại buổi ra mắt sách FULRO, lại lên án việc thiết lập khu dinh điền của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là” một chính sách xâm lược đất đai của người Thượng!” (Harak Champaka số 26, trang 4).
Có những đoạn sách Po Dharma viết là những lưởi dao đâm thẳng vào con tim người Việt quốc gia. Cụ thể như đoạn nói về “ấp chiến lược” Xin trích nguyên văn như sau:
“Sự ra đời của tổ chức FULRO còn phát xuất từ chính sách”đồng hoá” dân tộc Champa của chế độ Saigon, dù dưới thời Ngô đình Diệm, Nguyễn Khánh, hay dưói thời Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn văm Thiệu đi nữa. Mục tiêu của chính sách “đồng hoá” là tập trung dân tộc Champa vào các “ấp chiến lược” kể từ năm 1961 hầu dễ dàng kiểm soát họ và biến họ thành một tập thể lai căng và mất nguồn gốc văn hoá”…
… “Đây cũng là một “kịch bản đế quốc” của chế độ Việt nam đã từng diễn ra trong quá khứ và lập đi lập lại trong lịch sử cận đại của Champa vào cuối thế kỷ XX này. Trọng tâm của” kịch bản đế quốc” này là “ấp chiến lược” tức là mô hình thống trị nhằm phân chia đất đai Champa mà chính quyền Việt nam đã từng áp dụng vào năm 1832-1833…”
      Như mọi người đều rõ, cấu trúc ấp chiến lược, dưới thời Đệ nhất Việt nam Cộng hòa, đã được thiết kế theo mô hình kibuts của Do Thái, đã một thời tỏ ra rất hửu hiệu trong việc chận đứng và cô lập bọn Việt cộng trà trộn vào dân quê. Đây là một quốc sách áp dụng cho toàn lãnh thổ quốc gia Việt nam, vì quyền lợi chung của quốc gia Việt nam, chớ không phải riêng cho người Thượng như Po Dharma đã dựng đứng láo khoét xuyên tạc như trên.
     Lập luận của Po Dharma đọc qua, cho thấy y khuôn như lập luận tuyên truyền của Cọng sản, chỉ có thêm ý thảm trạng hoá đối với người Thượng mà thôi. Cấu trúc chiến lược nông thôn này đã bị Đại bại Tướng Dương văn Minh, sau khi đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ra lệnh hủy bỏ, dâng cơ hội ngàn vàng cho Việt cộng, trà trộn vào dân quê, tạo thế chủ động ở nông thôn trên cả nước, lần đưa đến thảm trạng 30 tháng tư đen 1975.
Bằng giọng điệu xấc xược, rõ ràng không phải là giọng điệu của một nhà nghiên cứu khoa hoc đứng đắn, biết coi trọng phong cách lịch sự tối thiểu trong giao tế của xã hội văn minh. Thay vào đó, Po Dharma đã theo quan thầy Pháp, tha hồ dùng các thuật ngữ bất kính thoá mạ “chính quyền Saigon”, “chính phủ Saigon”, “chế độ Saigon” khi đề cập đến Việt nam Cộng hoà, cho thấy lập trường chính trị thù nghịch rõ rệt. Còn các quan chức lãnh đão quốc gia thì đều được gọi hổn láo là Ngô đình Diệm, Nguyễn Khánh, Nguyễn văn Thiệu, v.v…Không khác gì luận điệu tuyên truyền của Việt nam Cọng sản trong cuộc chiến trước 1975.
Trước các điều bỉ ổi trên trong một tập sách, người ta nêu lên câu hỏi, Po Dharma là ai? Ông ta tự xác nhận trong sách, là “lính FULRO” đã bị thương trên đường công tác, được cứu sống đưa về Nam Vang. Sau đó, dược đưa sang Pháp. học lấy được bằng Tiến sĩ, từng được Pháp giao tham gia dự án nghiên cứu về “Thế giới Mã lai” với sự hợp tác của Chánh phủ Mã Lai.
Từ trước đến nay, Po Dharma đã thật sự làm được gì để giúp người Chàm tỵ nạn tại Mă Lai ? Không có gì cả, ngoài việc tạo công việc làm cho một hai người Chàm thành tay chân thân tín tham gia dự án xây dựng ảo mộng làm “lãnh tụ Champa”.
Trên cương vị của một người lính quốc gia tỵ nạn Cọng sản trên đất Mỹ, chúng tôi nhận thấy không có cái gì có thể gọi là đốn mạt và vô lương tâm cho bằng việc hai ông, cựu luật sư Đoàn Thanh Liêm và cựu Trung táNguyễn văn Nghiêm đã lên sân khấu phát biểu tại buổi ra mắt sách của tập đoàn Po Dharma ngày 19 tháng 4 /2008 tại hội trường nhật báo Viễn đông, đường Moran, Little Saigon, Nam California.
Cựu Luật sư Đoàn Thanh Liêm từ lâu đã nổi tiếng là một “bậc thức giả” thuộc giới lý luận “salon Bolsa” nay đang tắp vào Nhóm Nhân quyền, đã lên tiếng kêu gọi tạo công bằng cho người Thượng, không cần biết lập trường bôi bác Việt nam Cọng hoà của Nhóm Po Dharma. Một số thân hữu nói, không lấy gì làm ngạc nhiên, bởi lẽ trước 1975, ông Liêm đã từng tham gia quậy phá chế độ, hành động theo hứng của ông, không cần biết hiểm họa mà đất nước đang phải đương đầu. Vẫn chưa sáng mắt sau thời gian tù cải tạo CS, nay lại kêu gọi vận dụng thái độ khoan dung và công bằng với người Chàm. Vậy, ông đã đòi hỏi công bằng cho người Việt tỵ nạn CS khắp thế giới lần nào chưa ?
Điều khiến người Việt quốc gia nhất là người lính VNCH ngẩn ngơ và uất hận sôi lên hơn là Trung Tá Nguyễn văn Nghiêm, tự nhận là người được Tướng Đỗ Mậu tin dùng, người đã len lỏi được thăng từ cấp bậc Trung uý lên đến Trung tá Quân lực VNCH trong hệ thống Phát triển Sắc tộc. Chính từ Bộ này, Trung tá Nghiêm mới được cât nhắc lên giữ chức Tỉnh trưởng tỉnh Phú Bổn, Cao nguyên Trung Phần. Ngày nay, ông lại đăng đàn hùa theo tập đoàn Po Dharma, ca tụng FULRO và giới thiệu Phó Đốc sự Từ công Thu là thành phần lãnh đạo FULRO! Việc này thì chúng tôi xin dành cho cấp đồng sự hành chính trực tiếp cùa ông Từ công Thu trước 1975, vẫn còn có mặt tại Little Saigon này, làm rõ trước công luận.
Sau buổi ra mắt sách FULRO, và để tạo thanh thế, Po Dharma đã cùng bộ hạ bay lên Sacramento tiếp xúc và chụp hình lưu niệm với cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh,(xem website Champaka.org) cho thấy con đường đi không được ngay chính rõ ràng. Một mặt thoá mạ chế độ Việt nam Cộng hòa, một mặt lại đi với một cựu lãnh đạo Việt nam Cộng hoà ( mặc dầu ông Đại Tướng giờ này xem ra chẳng còn chút uy tín gì trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Hoa kỳ.)
Hai ông Đoàn Thanh Liêm và Nguyễn văn Nghiêm hãy đọc những lời Po Dharma đánh giá việc làm và quan điểm của các ông trong Harak Champaka thì rõ. Họ có cần được quý vị “ban cấp” cái quái gì đâu?! Trong tay quý vị có còn quyền lực gì để mà khoan dung và rộng lượng đâu? Nhục nhã quá đi !
Trở lại buổi Đại hội IOC ngày 27/12/2008 tại Irvine, Nam California, hai ông Đoàn Thanh Liêm và Nguyễn văn Nghiêm không thấy xuất hiện.
Đã “ngộ” rồi chăng???Có gì lạ bên trong?
Nhưng lần này thì lại có một bậc nữ lưu, được giới thiệu là Trần thị Vỉnh Tường, lại nhằm vào góc độ khác, dùng lời lẽ xu nịnh ca ngợi văn hoá Champa trong lịch sử, tham khảo nguồn từ Tạ chí Đại Trường, lẻn quẹo vào ngay trong hàng ngủ các nhà chuyên khảo và hội nghị trong nước. Không đá động gì đến các vị hiểu biết (knowledgeable) trong giới người Việt quốc gia tỵ nạn Cọng sản tại Hoa kỳ như Luật sư Lâm lễ Trinh, giáo sư Trần ngọc Ninh, giáo sư Phạm cao Dương, giáo sư Trần gia Phụng, giáo sư Lê đình Chi, giáo sư Lưu trung Khảo, v.v …Những vị này chắc chắn, vì lương tâm đối với chánh nghĩa quốc gia, vì tôn trọng sự thật trong nghiên cứu sử học, văn hoá xã hội, phải có vị phản bác ngay lập luận cao giọng quá mức chất chứa nhiều xúc cảm lố bịch của Trần thị Vỉnh Tường, lớn tiếng khẳng định “nếu không có miền Trung thì làm gì có miền Nam”!!!
Người ta nhận thấy lý luận của bà này trong phát biểu rõ ràng có chủ đích gián tiếp hà hơi cho tập đoàn Pho Dharma tiếp tục lớn lối thoá mạ chế độ Việt nam Cọng hòa.
Trong hàng ghế cử toạ, người ta thấy có sự hiện diện của ông Nguyễn công Bằng, Tổng Thư ký đảng Vì Dân từ Houston, Texas, bay sang. Theo tin được loan tãi, Po Dharma và Hasan Po Klaun sau đó đã theo Ông Nguyễn công Bằng bay sang Texas để được giới thiệu trên đài phát thanh Hoa Mai và đài Hoa Mai sẽ dành một thời lượng hàng tuần trên đài để tập đoàn Po Dharma sử dụng.
4. Thách thức trình làng cờ Fulro tại Irvine Nam California                   
Chương trình Đại hội kỷ niệm 30 năm hoạt động của IOC đã kín đáo trình làng cờ FULRO trong phòng triển lãm văn hóa Champa.
Nguyên là một sỉ quan cấp uý Quân lực Việt nam Cộng hoà, trực tiếp ở tuyến đầu, từng chứng kiến một số chiến sĩ dưới quyền ngã gục vì đạn mìn FULRO trên đất Cao nguyên, chúng tôi khẳng định quan điểm của chúng tôi là không bao giờ chấp nhận để lá cờ FULRO tự do tung bay tại đây giữa cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn được.
Đó là một sự khiêu khích trắng trợn và thô bạo đối với chính nghĩa của người Việt quốc gia tỵ nạn, mà mọi người Việt quốc gia cần nhận rõ và nhất quyết không khác gì lá cờ đỏ màu máu của Cọng sản đựợc vẽ trên ngực một cô gái trong phòng triển lãm của tổ chức VAALA, ở Santa Ana, đã bị Nhóm Thanh niên Cờ Vàng phối hợp các tổ chức người Việt tỵ nạn Cọng sản tổ chức biểu tình phản đối trong thượng tuần tháng 1/2009 này tại Santa Ana, Nam California.
Những người Chàm có liên quan có thể nói là trên đất Hoa kỳ này, theo Tu chính Án Hiến pháp Liên bang, đã được ban cấp quyền tự do nghĩ và làm theo ý muốn của họ, nhưng vùng đất Bolsa, Little Saigon, vốn là vùng đất thủ đô của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa kỳ. Người Việt quốc gia có lương tâm không bao giờ có thể dung túng cho tập đoàn Po Dharma sang đây hành động, qua tổ chức IOC, từ úp mở lần lần chuyển sang bạo dạn công khai trắng trợn như hiện nay, lôi cuốn người Chàm theo lập trường thoá mạ chế độ và các bậc lãnh đạo và quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa.
Với tư cách là một lính chiến từng đối mặt với kẻ thù trên trận địa, chúng tôi xin viết những hàng chữ này cảnh tỉnh những ai đã và đang bị tập đoàn Po Dharma mê hoặc phải hồi tâm trở về với chính nghĩa quốc gia dân tộc Việt nam.
Xin trình các bậc đàn anh trong hàng lãnh đạo Tập thể cựu chiến sĩ QLVNCH, Tổng Hội cựu chiến sĩ QLVNCH, các binh chủng QLVNCH, các đoàn thể quốc gia chân chính tại hải ngoại, v.v… không thể kể hết ra đây, cùng các cơ quan truyền thông, quan tâm ghé mắt vào vấn đề và cứu xét có chủ trương ứng phó cụ thể.
Xin quý bậc đàn anh cựu Thủ Tướng Chính Phủ, quý vị Dân biểu, Nghị sĩ, thưởng lãm bức ảnh hình cờ FULRO/Chàm do tập đoàn Champaka/Po Dharma/Từ công Thu ngạo nghễ trưng bày tại Irvine vừa qua, sẽ cảm thông nổi uất hận nghẹn ngào của các tầng lớp đàn em lính chiến VNCH đã từng trực tiếp xông pha và phơi thây trên trận mạc trên đất Cao nguyên trước 1975.
Nam Cali, 30 Tết Xuân Kỷ Sửu/2009


PHAN CAO SƠN
Cựu sỉ quan QLVNCH

Sunday, 29 March 2015

HÀNH TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG CHAM TRONG TRƯỜNG

TS Can Quang
Kết nối các sự kiện và suy ngẫm để thấy sự nghiêm túc, công phu và đúng đắn của quá trình phát triển môn tiếng Cham trong nhà trường Việt Nam. Phương cách đòi hỏi của những người bất đồng về Akhar Thrah, tuy đầy trách nhiệm nhưng đôi lúc vượt quá mức bình thường. Gây phản cảm và phản tác dụng. Sự kiện quan trọng được liệt kê theo thời gian như sau:
1/. Thành Lập BBSSCC: ngày 3/5/1978. Chính thức hoạt động ngày 01/06/1978. Để san định bộ vần AT Cham, Chuẩn, thí điểm và áp dụng ATPT trong sách giáo khoa tiểu học và xóa mù chữ cho đồng bào Cham Thuận Hải. Sơ và tổng kết hằng năm.
2/. Phê Chuẩn bộ vần ATPT lần một: năm 1990, tổng kết hoàn chỉnh bộ vần ATPT chuẩn theo đúng quy trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Bộ chữ ATPT chính thức được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và UBND tỉnh Ninh Thuận PHÊ CHUẨN.
3/. Kiến Nghị của HTKL Bất Thành: năm 2006, Hội Thảo Kuala Lumpur phát hiện “3 vần chế tạo”, “bảy sai lầm” rồi “năm sai lầm”. Chính thức kiến nghị yêu cầu Bộ Giáo Dục xóa bỏ và thay sách cho chương trình tiếng Cham tiểu học. Không thành.
4/. Phê Chuẩn bộ vần ATPT lần hai: ngày 20 tháng chạp âm (tức ngày 7/2/2007 dương lịch) Hội Nghị trả lời cho kiến nghị của HT Kuala Lumpur 2006. Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai chủ trì cùng nhiều đại biểu trí thức hang đầu Cham của hai tỉnh Ninh Thuận Bình Thuận, cùng chuyên gia giáo dục ngôn ngữ của trung ương xem xét và trả lời cho HT Kuala Lumpur. Kết luận: 3 vần yêu cầu xóa bỏ đã tồn tại trước BBSSCC ra đời nên không là chế tạo hay sai lầm, cần tiếp tục sử dụng. Đây cũng là sự PHÊ CHUẨN bộ chữ ATPT lần hai.
5/. Tranh Chấp Akhar Thrah: Mở màn giai đoạn tranh chấp AT Cham cho đến nay từ những nhà bất đồng. Lúc trao đổi lành mạnh, lúc chửi người khác quan điểm.
Mở đầu những lời chửi là: toà án nhân dân Champa của Jakathaut ngày 10/02/2007, ba ngày sau Hội nghị Ninh Thuận. Kết án tập thể BBSSCC, GS Bùi Khánh Thế, Inrasara Phú Trạm, Quảng Đại Cẩn, và Nguyển Văn Tỷ phá hoại di sản ngôn ngữ Cham. Sau này ai thanh minh giải thích cho việc làm của BBSSCC đều nhận được sự chửi và quy chụp là phản dân tộc, bút chiến, chàm gian từ BBT Champaka và chủ nhân trang web (Vinh Thanh). Nay BBT Champaka đã kết luận,: “Gần một thập niên qua, không một nhà khoa học hay trí thức Cham nào đứng ra đả phá hay chỉ trích công trình của BBSSCC” trong bài viết“Akhar Thrah Phổ Thông” của Q. Đ. Cẩn:Tác phẩm tàn phá chữ viết Chăm, (đăng trên Champaka ngày 11/1/15). Hy vọng đây là sự chân thật muộn màng.
Tiêu biểu cho những trao đổi lành mạnh gồm: tọa đàm và phát hành sách “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” nhà xuất bản Phụ Nữ, năm 2011. Tất cả đều lặp lại yêu cầu đã được Bộ Giáo dục và trí thức Cham trả lời vào ngày 7/2/2007, và khẳng định trong QĐ 84 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
6/. Sự thật về tranh chấp AT: Ngày 11/5/2013, TS Quảng Đại Cẩn có tham luận tại Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ tại Hà Nội, đánh giá lại việc tranh chấp của Hội thảo Kuala Lumpur, chuẩn của BBSSCC và hướng phát triển. Sau đó làm việc với cơ quan chức năng Ninh Thuận về chương trìnhh Cham ngữ, và nói chuyện với Trí thức và sinh viên Cham tại Sài Gòn.
Đầu năm 2013, Champaka đã gây ồn ào thái quá khiến Nguyễn văn Tỷ (vào ngày 30/4/2013) đã có thư yêu cầu chính quyền giúp dừng việc xuyên tạc việc làm của BBSSCC. Cục di sản văn hóa phi vật thể nhận được thư yêu cầu của Nguyễn Văn Tỷ, có có công văn số 479/ DSVH-PVT đến sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Ninh Thuận ngày 16/7/2013 để phối hợp với Nguyễn Văn Tỷ và Sở GDĐT đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết.
7/. Luật Hóa Bộ Vần ATPT: Ngày 18/12/3013 UBND tỉnh Ninh Thuận trả lời chính thức vấn đề chương trình tiếng Cham và Akhar Thrah Cham bằng Quyết Định số 84 do Phó Chủ Tịch Võ Đại ký. PHÊ CHUẨN bộ vần ATPT lần 3. Trong đó có hai điểm quan trọng và lý thú cho những ai quan tâm tới chương trình Cham ngữ:
1. Bộ chữ tiếng Chăm sử dụng để dạy và học là bộ chữ cổ truyền, ĐÃ được Ủy ban nhân dân tỉnh PHÊ CHUẨN.
2. Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tiếng Chăm dùng trong dạy và học được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8/. Không dùng giao tiếp viết ATTT sẽ chết: Katê năm 2014, TS Quảng Đại Cẩn phát hành sách “Akhar Thrah Phổ Thông, dấu ấn một thời” mô tả tỉ mỉ toàn bộ bức tranh của bất đồng về Akhar Thrah Cham và giải pháp phát triển tiếng Cham. Trong đó chỉ ra nguyên nhân và phương cách ATTT sẽ chết. Sách được giáo viên và trí thức Cham đón nhận nhiệt liệt. Nhất là Champaka cho là: “tác phẩm tàn phá chữ viết Chăm”, “biểu tượng một đám tang nhằm thiêu đốt Akhar Thrah Cham thành tro bụi”.
“Di sản của hàng ngàn văn bản cổ của hoàng gia Pangduranga… là vô giá và không ai có khả năng hủy hoại di sản đó được. Nếu di sản đó bị hủy hoại thì trách nhiệm thuộc về cá nhân những người đang lưu giữ nó không biết cách gìn giữ và khai thác chứ không thể đổ tội cho BBSSCC” trang 34 trong "Akhar Thrah phổ thông: Dấu ấn một thời".  BBT Champaka độc quyền tiếp cận với các văn bản cổ đó, không xuất bản, không phổ biến, không dùng chúng để giao tiếp giữa các anh với nhau. Các anh là tác nhân trực tiếp giết chết ATTT. Đổ ti cho sách hay cá nhân khác hay BBSSCC là nói sai sự thật, trở nên phản cảm và gây cười hơn là phổ biến thông tin, kiến thức. Bình tỉnh lại, hãy tỏ ra trí tuệ hơn bằng cách ngưng chửi, xuất bản, triển lãm, đưa ra internet những văn bản cổ đó cho công chúng xem trước khi quá muộn.

Hạ Uy Di, akok thun 2015.

Saturday, 21 March 2015

AKHAR THRAH PHỔ THÔNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐÃ HOÀN CHỈNH VÀ ỔN ĐỊNH

PhD Can Quang
Sự chuẩn hóa AT Chăm đúng quy định của Bộ Giáo Dục đã hoàn chỉnh và ổn định sử dụng suốt 37 năm. Cho nên xóa bỏ “ba vần” (balau, croh ao không darsa, poh gak), nghĩa là chỉnh sửa cái gọi là “năm sai lầm” của BBSSCC, như vài người lạc hậu yêu cầu, là một điều không thể đối với giáo dục. Vì đó là đồng nghĩa với giáo trình trong giáo dục từ bỏ chính tả nhất quán, quay lại cách viết bất nhất, quay lại cách viết Akhar Thrah như cách đây 200 năm. Thật ra, là quay lại cách viết không chính tả, tùy tiện, bất nhất, không giải thích được vị trí của tut mưk và balau. Xóa bỏ ba vần là chấp nhận viết không phân biệt ngắn dài, theo kiểu ngoai lệ “gal gak pôc lak” . Điều đó hoàn toàn tương tự như xóa bỏ dấu thanh điệu trong sách giáo khoa tiếng Việt, là không tưởng. Các ngôn ngữ đều có hiện tượng viết bất nhất trong giao tiếp xã hội dù không ai phản đối, nhưng không thể đưa cách viết bất nhất vào giáo dục được.

Bởi vì: Tiếng Việt được chuẩn từ năm 1945 và đã rất phát triển vẫn còn nhiều bất nhất. Như: I hay y trong sỹ, Mỹ, tỷ; d hay gi trong dạt, giạt, dòng, giòng; g hay gh trong gế, ghế; s hay x trong sử dụng. Dấu thanh điệu viết tùy tiện hoặc không viết trong chatroom, internet, mà không người Việt nào tranh đúng sai. Ngành giáo dục chỉ được phép chọn một chuẩn chính tả tiếng Việt duy nhất dùng trong sách giáo khoa.

Tiếng Pháp, năm 1989 Thủ tướng Pháp Michel Rocard đã phê duyệt chuẩn chính tả cho khoảng 2000 từ, mãi tới 2009 vẫn còn 6000 từ viết theo hai cách truyền thống và mới. Khi có chuẩn mới thì những từ liên quan sẽ có 2 biến thể. Ví dụ: có và không dấu sắc trong diesel, diésel (diesel); ot hay eau cuối trong cuissot- cuisseau (haunch); aut hay eau cuối trong levraut- levreau (leveret). Không thể đem cả hai biến thể vào trong nhà trường. Thật vậy, trong nhà trường, tiếng Pháp luôn theo chính tả mới.

Chữ Cham cũng vậy, cách viết trong Hoàng gia Pangduranga là bất nhất, trong các từ điển Aymonier 1906 và Moussay 1971 cũng bất nhất. AT Cham sử dụng ngoài nhà trường hôm nay vẫn bất nhất kiểu “gal gak pôc lak”. Miễn sao người đọc và người viết hiểu nhau là được, nên đúng và không ai thắc mắc. Nghĩa là ngoài nhà trường chấp nhận không chính tả hay sai chính tả. Đó là chuyện thông thường của mọi ngôn ngữ giao tiếp. Trong sách giáo khoa, ngôn ngữ phải chuẩn và nhất quán. Thế nên AT phổ thông dùng trong nhà trường đã phải chọn môt chuẩn duy nhất đã hoàn chỉnh và ổn định.


Chính tả AT phổ thông dùng trong nhà trường là chuẩn và là khái niệm cần thiết để tiếng Cham phát triển và thống nhất dân tộc Champa, trước mắt và lâu dài. Nhất quán một chính tả trong nhà trường là nét chung của tất cả các ngôn ngữ. Đây là chính tả, là việc chuyên môn GIÁO DỤC NGÔN NGỮ. Áp đặt chính trị vào chuyện chính tả như vài người Cham đang làm là cá biệt, sai lầm và thất bại. Họ đang gây hại cho những người nói theo. Vừa qua, vài nhân vật bất thường Cham chỉ vì muốn Sách giáo khoa Cham quay lại kiểu “gal gak pôc lak” đã bất chấp sự thật, nói bậy và chửi bậy, chửi cả tổ tiên. Cứ để họ chửi họ nghe, họ đang nói về bản thân họ.

CHAM NGỮ SẼ CHẾT?

TS. Can Quang
Xin thưa TIẾNG CHAM CÓ NGUY CƠ CHẾT CAO. Bởi vì: NGÔN NGỮ SỐNG LÀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP. Tự hào ngôn ngữ nào là giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Nhiều người Cham nói tự hào về tiếng Cham nhưng làm ngược lại, giao tiếp bằng tiếng Việt. Ngôn ngữ được người bản ngữ không dùng để giao tiếp nói và viết hằng ngày thì được xem là ngôn ngữ chết, dù người đó có thể biết đọc biết viết. Thậm chí biết đọc văn bản cổ và viết sách về Cham, nhưng không giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ thường xuyên thì tiếng Cham cũng chết trong cá thể đó. Hoàn toàn tương tự như người chối mình là Cham, không dùng trong giao tiếp hằng ngày.
TRANH CẢI LÀ DẤU HIỆU SẮP CHẾT CỦA MỘT NGÔN NGỮ: Nhiều ngôn ngữ lúc sắp chết cũng có hiện tượng giống như tiếng Cham bây giờ: Tranh đúng tranh giỏi trong nội bộ cộng đồng vì những biến thể về chính tả và văn tự. Đó là sự biến đổi đồng đại và lịch đại, mà ngôn ngữ nào cũng có trong quá trình phát triển. Chính tả Cham là sự khác nhau giữa viết có và không có ngắn dài, ký tự kết từ. Khác nhau văn tự là dùng Sanscrit, Akhar Thrah, Akhar Jawi, Rumi Cham, hay Latinh Cham để viết tiếng Cham. Vì háo danh và hạn chế kiến thức, vài cá thể Cham đã tranh đúng và lớn tiếng cáo buộc người khác quan điểm là phá hoại.
TRANH CẢI LÀ TẠO CỚ ĐỂ GIAO TIẾP BẮNG NGÔN NGỮ KHÁC: Các tiếng sắp chết thì không ai thích học, hay vào để phá hoại. Chỉ có các cá thể bản ngữ tích cực đang cố gắng bảo tồn, dùng và phổ biến để nó tồn tại. Tranh đúng và cáo buộc người khác quan điểm phá hoại là giết chết sự hứng thú và lòng tự hào sử dụng ngôn ngữ. Thực ra họ đang tạo cớ để chối bỏ tiếng Cham: “tôi không học, không dùng giao tiếp vì chưa thống nhất”. Họ không học nhưng hăng hái tranh đúng sai. Thậm chí còn tạo phe nhóm chê bai việc truyền bá và giao tiếp của người khác. Do vậy ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng, giảng dạy và truyền bá ngôn ngữ. Phê bình sai chính tả cũng là tác nhân giết chết tiếng Cham. Vì chúng giết chết sự hăng hái sử dụng tiếng Cham trong giao tiếp, là vô lý vì căn cứ theo chuẩn nào? Và lấy tư cách gì? Không quan tâm tới chúng.

TĂNG CƯỜNG GIAO TIẾP NÓI VÀ VIẾT HẰNG NGÀY. Khen và khuyến khích cộng đồng sử dụng tiếng Cham giao tiếp hằng ngày. Nếu không thì tuyệt đối không chê. Nuôi dưỡng các chương trình giảng dạy chữ, tiếng Cham. Giao tiếp viết càng nhiều càng tốt. Chấp nhận các khác biệt liên quan đến ngôn ngữ về chính tả, văn tự. Bởi vì Cham đang phục hưng từ đáy cùng của sự phân hóa, cần có thời gian. Nghĩa là chấp nhận sai sót để khuyến khích việc viết nhiều thì sẽ dần hợp lý và thống nhất. Giao tiếp nhiều thì những khác biệt ngôn ngữ sẽ tự điều chỉnh đến một điểm chung. Tiếng Cham giao tiếp trong cộng đồng hằng ngày thì sẽ sống./ xap Cham đôm biai bhian harei ka mưng diip rai.

Friday, 23 January 2015

Sự thật và giải pháp cho bất đồng về hệ thống chữ viết Cham

Trích luận án TS. của Quang Can (trang 198-200)
Sự thật và giải pháp cho bất đồng về hệ thống chữ viết Cham
97% học sinh và 98% giáo viên và phụ huynh đồng ý với ATPT. Cả ATTT và ATPT đều được kế thừa từ cùng một nguồn AT Cham. Bộ Giáo dục và cộng đồng đã quyết tiếp tục sử dụng ATPT vào ngày 07/02/2007. Tuy nhiên một vài người vẫn tiếp tục đề cập đến ba vần "chế tạo" và "HS không đọc được văn bản cổ" dù khôn được công chúng để ý.
"The true and solution of the divergence of Cham writing system. Both the conclusion of authority and research findings approved the standardized AT. In response to the request letter by the representatives of Kuala Lumpur conference on 21- 22 September 2006, on The history of Cham language and scripts (Po, 2006b), the Vietnamese MOET held a conference to solve the problem. On 7th February, 2007 deputy Dang Huynh Mai presided over the conference at Phanrang-Thap Cham City. Many teachers, parents, language specialists, showed the manuscripts and dictionaries that used two syllables blamed for CTCC’s new creations and all syllable related to the standardization of CTCC. After one-day discussion, they came to the conclusion that there was nothing new creation in the writing system in MLTP textbooks, which could be used as they were in the textbooks. If there were something necessary to be changed, more persuasive research had to be done. The survey on the divergent issue of Cham community was 97% of students and 98% of adults happy with current writing system in Cham schooling.
For the desire of reduction of inconsistencies of Cham language and making a Cham writing message bearing only one meaning, the concerned authority and CTCC standardized the language on the goals. During 12 years of implementing pilot and laboratory Cham classes from 1978 to 1990, being loyal to the purpose of the standardization, CTCC had standardized 193 issues of orthography (CTCC Document, 1995). Actually, these were the spelling combinations selected from the inconsistent uses of the ancient Cham people in AC dictionary. They are not processed and different from the traditional AT as some protesters thought. Both traditional AT and standardized AT are including in one source, traditional AT (CTCC Document, 1995; CTCC Specialist Guide, 2000).
Moreover, all their reasonable choices were the aspiration of the Cham community, stakeholders who confirmed that the standardizations in the MLTP textbooks since 1988 were the standards of orthography. They want to keep the current writing system used in schools, not the one as used in Manuscript of Royal Pangduranga 200 years ago. They need effective and relevant means of communication, not the old and original.
The conference officially concluded that the writing system in MLTP textbooks was appropriate and could continue to be used. This announcement opened up a new development and unification for Cham language in education and in community, though the divergences in the Cham writing systems were not totally terminated. Some persons kept on claiming of the creation of two syllables and illiteracy of Cham students after graduating from MLTP program, although they got no public attention."

Monday, 19 January 2015

AKHAR THRAH ĐÃ THỐNG NHẤT

Xin tri ân thành quả chuẩn hóa và truyền bá Akhar thrah của BBSSCC. Tri ân các thế hệ GV và HS Cham, phụ huynh, nhà quản lý giáo dục và chính phủ Việt Nam đã 37 năm (1978-2015) đồng hành với chương trình Cham ngữ. Trên 70 ngàn lượt HS thông thạo ATPT. Chúc chương trình tiếng Cham phát triển lên trung học và đại học.

AKHAR THRAH ĐÃ THỐNG NHẤT
TS Quảng Đại Cẩn
Một khi ông bà ta đã sử dụng trong từ điển và văn bản thì nó tồn tại và đều đúng. Akhar thrah phổ thông (ATPT) dùng trong nhà trường của Ban Biên Soạn Sách chữ Cham (BBS) đã chọn chuẩn trong số những vần bất nhất đã được sử dụng trước đó. Chính vậy nên Akhar thrah truyền thống (ATTT) ngoài xã hội và Akhar thrah phổ thông (ATPT) dùng trong nhà trường là một. Chúng chỉ khác nhau 3 vần (âm vị khu biệt nghĩa = âm dài). Nghĩa là bộ vần ATTT nằm trọn trong bộ vần ATPT. Vì vậy dùng giao tiếp đại chúng, trường học và đọc văn bản cổ đều thuận lợi. Chúng tuy hai mà một, là đã thống nhất. Nếu không dùng 3 vần đó thì thành ATTT, sử dụng hết các vần thì thành ATPT. Việc sử dụng theo cách nào là quyền, sở thích và mục đích của mỗi cá nhân. Lên án và kết án ai đó chỉ vì họ không nghe theo mình là không nên. Việc cấp bách nên làm là tăng cường nói, viết, truyền bá tiếng Cham, và đưa chương trình tiếng Cham lên cấp trung học và đại học. Chuyển toàn bộ văn bản hoàng gia Pangduranga và văn bản cổ sang AT chân phương trên máy vi tính đúng nguyên bản, để mọi người tiếp cận được. Cố gắng đọc và thông hiểu văn bản cổ, không nên vội vàng kết án các kiểu viết khác với cái mình nhìn thấy.
ATTT VÀ ATPT LÀ MỘT. KHÔNG CÓ KÝ TỰ MỚI ĐƯỢC CHẾ TẠO như kết luận sai lạc của các phê phán vừa qua. Bởi vì họ không, hoặc ít đề cập đến âm vị và cấu trúc vần, chính là bản chất của việc CHUẨN của BBS. Họ thường sử dụng sai thuật ngữ, sáng tạo thuật ngữ ngôn ngữ học, hoặc sáng tác các luận cứ.
Những luận cứ không có cơ sở lý luận và không đúng sự thực sẽ dẫn tới kết luận không giá trị, đó là:
1. AT Cham, ngắn dài không có, mơ hồ, hay có sẵn trong langlikuuk. “Thanh âm” là do “quy luật lang likuk[likuuk]” (Karim FB, 2014; Karim, 2006b, tr. 4).
2. BBS chế biến chữ Cham làm đảo lộn hệ thống ATTT, làm đảo lộn quy luật cấu tạo từ, hình vị, tiếng Cham…  (Po Dharma, 2013, tr. 1; Karim, 2006a).
3. “AT Cham đã rất ỔN ĐỊNH từ thời Pô Ramê”, “… đã ổn định hằng trăm năm qua”. Hay: “BBSSCC đã làm cho hệ thống chữ viết ATTT vốn nhất quán, đơn giản, rõ ràng trở thành phức tạp.” (Karim, 2006a, tr. 3).
4. “BBS đã phá hoại di sản ngôn ngữ Cham”. Jakathaut phát ngôn lần đầu tiên (Tòa án nhân dân Champa ba ngày sau kết luận của Bộ Giáo dục Đào tạo tại Hội thảo Ninh Thuận). Nhiều người nói theo và đồng lõa với Jakathaut.
Xin bàn lần lượt từng luận cứ:
1. Ngắn dài không có? Mơ hồ? “thanh âm” do quy luật langlikuuk chi phối?
Ngắn dài có rất nhiều cố hữu trong phát âm của các cá thể và vùng miền, là nét khu biệt nghĩa quan trọng trong tiếng Cham. AT Cham không nhất quán thể hiện âm vị dài, lúc có lúc không. Thậm chí âm ngắn, hay langlikuuk cũng có ký tự balau. Tut mưk dalam thì tùy tiện. Hơn nữa, phiên âm Rumi Cham không bao giờ thể hiện được âm dài. Do vậy nên vài người ngộ nhận rằng phát âm Cham không có gắn dài, hay mơ hồ. Họ cho là ngoại lệ, heteronym, hay homographie. (Dharma, 2013, tr. 11; Karim FB, 2014).
Hãy xem những cặp từ ngắn dài viết có balau để phân biệt trong từ điển Cham Việt Pháp của Moussay (GM, 1971): mek “nhé”/ meek “mẹ” (tr. 206); bbek “mặc, cây, con”/ bbeek “bé, (dê) kêu” (tr. 26); muk “kín, bí mật”/ muuk “bà” (tr. 209); (a)duk “phòng”/ duuk “ong dụ”/ kaduuk “cuối, đuôi” (tr. 140); ar “ý, nghĩa”/ aar “bờ” (tr. 12); amal “tu luyện, rui”/ amaal “đi săn” (tr. 6); ratak “khắc, chạm”/ rataak “đậu” (tr. 350); lamưk “mỡ”/ lamưưk “chừa” (tr. 184); girak “trói, cây lim”/ giraak “dạng, khoản” (tr. 171); taklơp “màu đỏ tươi”/ taklơơp “tốp trâu đạp một nhã lúa” (AC tr. 166); drak “trỏ, xỉ”/ draak “gieo” (tr. 144); hadak “ bẫy chim”/ hadaak “bí đao” (tr. 105); pakak “chặn”/ pakaak “định phạm vi” (tr. 254); gak “tranh”/ gaak “banh” (tr. 161); hak “ủa”/ haak “xé” (tr. 87); wak “viết, treo, chim cút”/ waak “gở, thêu, xa bắt chỉ” (tr. 457); yak “thưa, kiện, trình”/ yaak “giơ” (tr. 465). Bban “dụng cụ khung cửi”/ bbaan “phiên, bàn” (tr. 23); likhun “cây sắn”/ likhuun “phèn chua” (tr. 195); lapan “nếp, gấp”/ lapaan “rít” (tr. 188).
 Trên 400 mục từ tương tự viết một cách duy nhất với balau thể hiện âm dài như: mưnưưk “sinh, đẻ, gây, (đậu) chai” (tr. 218); likuuk “sau” (tr. 193); luun tapuun “đần độn” (tr. 203); cơơk karơơk “dóc phách” (tr. 48); ruup “thân” (AC tr, 420) ; juuk “đen” (AC tr. 151).
Thực ra AT Cham có NGẮN DÀI đó là nét đặc trưng kế thừa từ Sanskrit, Akhar hayap rồi đến Akhar thrah luôn có cặp ngắn- dài (trắc- trầm). Trong Sanskrit chỉ có: /a- ā/, /u- ū/, /i- ī/. Đến Akhar hayap rồi AT chế thêm các ký tự ghi 6 âm nữa như: /e- ē/, /o- ō/, /ư- ưư/, /ơ- ơơ/, /ô, ê/. Luôn có 7 cặp cặp đối nghịch nguyên âm ngắn dài trong các từ Cham: /a, u, ư, ơ, e, i, và o/ (Hẳn, 2003, tr. 84- 85). Điều này được hầu hết các nhà Champa học công nhận thể hiện trong các từ điển. Những âm vị dài trong phát âm như ví dụ trên được viết đúng LUẬT CHÍNH TẢ trong ATPT. Chính vì vậy mà ATPT có thêm 3 vần đã dùng ỔN ĐỊNH HƠN 37 NĂM với lượng người từ 8 đến 12 ngàn học sinh và giáo viên, 3 giờ học mỗi tuần.
ATTT viết wak đọc wak, waak, wag, waag; viết kok đọc: kok, kook, kog, koog; viết cok đọc: cok, cook. ATTT nay tự cho là viết không phân biệt ngắn dài, bất chấp 400 từ dài đã có trong từ điển kiểu: juk, juuk; cơk, cơơk. Dù AT viết dài, khi chuyển sang Rumi Cham luôn thành âm ngắn. Điều này đã làm mất đi sự phong phú và chính xác vốn có của AT.
Ngắn dài do quy luật của langlikuuk: Karim có đề cập đến “thanh âm, tone”, luật langlikuuk, nhưng không nêu rõ ngắn dài lien quan thế nào đến langlikuuk (Karim, 2006b, tr. 4). Chưa có một nhà ngữ học nào đề cập trước đó.
Langlikuuk có âm vực thấp thường đồng hóa các âm chính thành âm vực thấp, chứ không thể đồng hóa để biến âm chính ngắn thành âm dài được như: rak “sợi, gân, lúc”/ girak “trói, cây lim”; (a)rong “lưng”/ darong “rương”. Tiếng Cham không có hiện tượng biến thái âm vị từ âm ngắn thành âm dài. Vì thực tế có rất nhiều từ có langlikuuk nhưng âm chính vẫn ngắn, hoặc vừa ngắn vừa dài với nghĩa khác nhau. Ví dụ: lamưk “mỡ”/ lamưưk “chừa”; girak “trói, vòi vĩnh”/ garaak “dạng”; taklơp “màu đỏ tươi”/ taklơơp “tốp trâu đạp trên một nhã lúa”; kalok “chai, lọ” kalook ‘lột, gỡ”. Hoặc có langlikuuk thì âm ngắn, không langlikuk thì âm dài, như: arong “lưng”/ roong “nuôi”; tong “núm, ung thư”/ ritong “cá lòng tong”/ atoong “đánh”; aduk “phòng”/ taduuk “cuối, đuôi”/ duuk “ong dụ”; alok “thửa (ruộng)”/ look “lột”. Không có langlikuuk thì lấy gì để áp dụng luật như: ar “ý, nghĩa” /aar “bờ”; cak “bó, buột”/caak “chim chích”; drak “trỏ”/ draak “gieo”; gak “tranh”/ gaak “banh”; hak “ủa”/ haak “xé”; wak “viết”/ waak “gở, thêu, xa bắt chỉ”; yak “thưa, kiện, trình”/ yaak “giơ”.
Từ những ví dụ trên cho thấy langlikuuk hoàn toàn độc lập, không làm dài (mềm) hay ngắn (cứng) âm chính. Heteronym, và Homographie là hiện tượng trong ngôn ngữ khuất chiết Anh, Pháp, không có trong tiếng Cham, loại hình ngôn ngữ đơn lâp.
2. BBS đã chế biến và làm đảo lộn hệ thống ATTT, quy luật cấu tạo từ, hình vị, tiếng Cham.
BBS không chế biến vì ba vần BBS kế thừa đã được dùng từ hằng trăm năm trước, hay ít nhất là trước khi BBS ra đời. Nếu “chế biến” thì phụ huynh đã yêu cầu thay sách ngay, không phải chờ 28 năm, chờ HT Kuala Lumpur kiến nghị. Quyết định dùng lại bộ vần ATPT năm 2007 là tái khẳng định sự đúng đắn của việc kế thừa trong chuẩn của BBS. Tất cả các luật đó đã dùng ổn định từ 1978. Luật CHÍNH TẢ là sự kết hợp giữa các dấu âm (takai akhar) tạo những âm vị dài thể hiện chuẩn xác phát âm Cham, gồm 3 điểm:
a. Balau dùng để kết thúc từ có vần mở /a,u, ư, ơ/, và dài hóa âm /a, u, ư, ơ, e/ thành âm /aa, uu, ưư, ơơ, ee/ trong vần đóng.
b. Tut mưk trong takai kik dùng để kết thúc từ có vần mở /i/, dài hóa âm /i/ thành âm /ii/ trong vần đóng.
c. Dar sa làm cho croh ao là âm vị /o/ thành âm dài /oo/ trong vần đóng.
BBS không thay đổi chữ, từ, cấu tạo từ, hình vị tiếng Cham, hay cấu trúc hệ thống Akhar thrah, điều mà các bài phê bình sự chuẩn hóa thường đề cập, xem như lạc đề, không có giá trị.
3. AT Cham đã rất ỔN ĐỊNH từ thời Pô Ramê, nhất quán, đơn giản, rõ ràng?
Theo Đỗ Hữu Châu, Baker & Jones: Ngôn ngữ được xem là ổn định trong một giai đoạn khi mà sự NHẤT QUÁN được kế thừa LIÊN TỤC. Vậy ATTT có ổn định không? Xin thưa: KHÔNG. Tại sao? Bất nhất và có “nhiều biến thể”.
Xét tư liệu vài surak trong Hoàng gia Pangduranga, ta thấy có nhiều cách viết như: di “vào”, trong surak 432-2b có 7 ditut mưk dalam và surak 466-8a có 2 di không tut mưk dalam.  “tiền” jôn,jông. Trong từ điển là: jen, jên, jiên, pajên v.v… “trăm” Ratuh viết langlikuk rabalau. Khi rabalau nghĩa là ra trở thành một từ có nghĩa. Các từ điển sau này viết ratuh với ra không có balau. Bởi vì langlikuuk và tiền tố là thành phần phụ thuộc nên không có ký tự kết từ. Rumi Cham không thể hiện được balau hay tut mưk, nên không bộc lộ những bất nhất, bất ổn nêu trên.
Trong Từ điển Aymonier Cabaton (AC, 1906), mỗi mục từ thường có ít nhất là 2, 3 cách viết thậm chí có 4 cách viết. Ví dụ: “nhẹ” hanjơl/ hanjôl/ hanjual/ hanjuơl, tr. 503; “dân, quân” buơl/ bual/ buôl/ buôơl, tr. 347.
Dù AT có viết bất nhất, không ổn định, như nêu trên, nhưng không ai nói ông bà ta sai. Khi đưa vào hệ thống giáo dục thì không thể đưa hết các biến thể đó, mà phải chọn một CHUẨN duy nhất, và sử dụng nhất quán trong suốt chương trình. Ổn định (nhất quán, rõ ràng, trong sáng): Một ký hiệu văn tự cần đọc một kiểu và có một nét nghĩa. Nếu đọc khác nhau, có nghĩa khác nhau thì cần thiết phải có NÉT KHU BIỆT NGHĨA: âm vị. Đó là sự trong sáng, lẽ sống còn của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt là thanh điệu, điệu vị, âm vị siêu đoạn tính. Đó là chữ Latinh chế thêm thanh điệu chẳng những không ai nói là chế biến, phá hoại mà còn giúp tiếng Việt lan tỏa nhanh, mạnh.
Là loại hình ngôn ngữ đơn lập, tiếng Cham cũng vậy, có ngắn dài cần viết phân biệt. Trong từ điển GM và AC trước 1978, trên 400 mục từ có ký tự dài BALAU đúng như luật chính tả của BBS (Quang, 2014, phụ lục 1, 2, 3). Rõ ràng là GM và AC làm AT trong sáng hơn.
ATTT không sai nhưng bất ổn là do nhược điểm sau: một ký tự đọc thành hai kiểu phát âm (âm vị), nhược điểm kiểu “gal gak pôc lak”. Bao gồm 3 nhược điểm: (1) PHỤ ÂM ĐẦU, Inư akhar, viết một ký tự, đọc thành hai “gal gak pôc lak”. Năm cặp âm vị có một cách viết giống nhau: gak- lak; khak- nhưk; bak- dhak; pak prong- dak; sak prong- pak. (2) PHỤ ÂM CUỐI poh kak nhưng “gal kak pôc gak” ví dụ: viết luk có /k/ cuối có thể đọc /k/ hay /g/. (3) NGUYÊN ÂM CHÍNH thường viết ngắn nhưng đọc vừa ngắn vừa dài “gal ak pôc aak”. ATTT hôn nay đã chuẩn nhược điểm (1) từ năm 1964 do nhóm Đề Cảnh, Lưu Quý Tân, và Lâm Gia Tịnh trong chương trình tiếng Cham tiểu học (1964- 1975) (Dharma, 2007, tr. 11; Quang, 1007). Nhược điểm (2) và (3) do BBSSCC chuẩn sau khi thí điểm và thực hiện từ 1978 trong ATPT. Hai mươi tám năm sau, 2006, bị nhóm Dharma hiểu lầm tưởng là “chế tạo” “ba ký tự mới”. Kiến nghị của họ được Bộ giáo dục- đào tạo và đồng bào xem xét và kết luận: ba ký tự mới đó đã được sử dụng trước khi BBS ra đời là “kế thừa” đúng đắn, không “chế biến hay chế tạo” nên tiếp tục sử dụng.
Trong Quá trình cải biến ký tự chữ viết Chăm từ thế kỷ thứ IV đến năm 1978, Dharma viết: “… chữ Chăm: cần được chỉnh lý và cải biến thường xuyên… Ngôn ngữ của chữ Chăm bao gồm cấu trúc ngữ pháp, nguồn gốc của từ vựng, ý nghĩa của thuật ngữ, qui luật chính tả, v.v. Đây là yếu tố không cố định, thường được phát triển và biến đổi tùy theo thời gian...” (tr.5). Thực tế 6 ký tự mới đã được thêm vào AT Cham: /nj/, /đ/, /bb/, /takai thơk/, /takai kưk/, và /takai đak/. Thế nhưng sự kế thừa “ba ký tự” của ATPT bị ông hiểu sai là “chế biến” và “đảo lộn hệ thống”? Phê phán ATPT, Dharma tự mâu thuẩn với chính mình.
4. “BBSSCC phá hoại di sản ngôn ngữ chữ viết Cham”.
Ai cũng cho là BBSSCC có công lớn thầm lặng truyền bá chữ Cham AT cho trên 10 ngàn con em Cham mỗi năm suốt 29 năm, tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Chưa ai dám phê phán dù nhẹ nhàng. Điều này lần đầu tiên được Jakathaut phát ra 3 ngày sau khi có kết luận đúng đắn của Bộ giáo dục Việt Nam vào ngày 07/02/07. Trước Jakathaut chỉ duy nhất Dharma có đề cập năm 2006: “ BBS… đưa chữ Cham vào con đường tăm tối”. Sau khi Jakathaut kết tội tại tòa án nhân dân Champa là: “BBS phá hoại di sản ngôn ngữ Cham”. Kẻ xấu, lặp lại, và vô tình đồng lõa pham tội theo Jakathaut. Nay, nếu tiếp tục nói theo Jakathaut, sẽ là kẻ vu khống tiền nhân, vong ân, bội nghĩa, bất hiếu và bất trung với dân tộc Champa, và sẽ phải trả giá.
Sau 29 năm thực hiện chuẩn hóa bình yên, do ngộ nhận và nhận định trên một cơ sở dữ liệu thiếu khoa học và thiếu trung thực, nên thông tin sai lạc gây ra sự tranh cải vô bổ từ những nhà chống đối. Gần đây đã có những trao đổi cấp cao giữa các bên bất đồng về AT Cham, cũng đã đi đến một kết luận vào ngày 07/12/14. Sau này nêu ai đó còn tranh cải về AT thì là những người nói theo, không giá trị và không cần quan tâm. Kết luận đó cũng thống nhất với biểu quyết chọn chuẩn năm 1990 và giải pháp của Bộ giáo dục ngày 07/02/2007. Những vần sử dụng trong ATPT trong nhà trường do BBS Chuẩn là vần đã được kế thừa từ tiền nhân, cần tiếp tục sử dụng. Như vậy là chúng ta đã thống nhất. Ngưng tranh cải để đón vận hội và thách thức mới cho dân tộc Champa trước biến động lớn của thời cuộc.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Karim, A. R. 2006a. Akhar thrah và chữ Cham cải biên BBSSCC. Champaka.
2. Karim, A. R. 2006b. Vấn đề chữ viết Cham ngày nay. Champaka.
3. Aymonier E. & Cabaton A. (1906). Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII.
4. Baker, C. & Jones, S. P. (1998). Encyclopedia of bilingual education and bilingualism (4th ed.). New York: Multilingual Matters Ltd.
5. Đỗ Hữu Châu. (1993). Đại cương ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục
6. Moussay G., Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sang, Lâm gia Tịnh, & Trượng Văn Tốn. (1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang.
7. Dharma, P. 2007. Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử. Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur 2006. Champaka.info
8. Dharma, P. 2013. Quá trình cải biến ký tự chữ viết Chăm từ thế kỷ thứ IV đến năm 1978. Champaka.info
9. Phú Văn Hẳn. 2003. Cơ cấu ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm Việt Nam và tiếng Melayu Malaysia. Luận án tiến sĩ Ngữ Văn 2003.
10. Quang Can. 2007. Khái quát về chỉnh lý Chữ Cham Akhar Thrah. Tập san ngoại ngữ - tin học và giáo dục. số 9 năm 2007,tr. 126-138. Trong trang web http://sapcham.blogspot.com, http://my.opera.com/vanikan/blog/akhar-thrah-cuoc-chien-hon-30-nam-ko-ket-qua-p3
11. Quang Can. 2014. Akhar Thrah phổ thông: Dấu ấn một thời. Nhà xuất bản Văn hóa- Văn nghệ TP. HCM. FB kawôm tuơk tuah kataap akhar Cham.