Wednesday 27 December 2017

Phương án chữ Việt của PGS TS Bùi Hiền là kiểu Akhar Thrah của Champaka

Đã hơn 11 năm, các nhà cổ xúy cho kiểu viết Gal Gak Pôc Lak vẫn còn nuôi hy vọng. Nhân dịp rộ phong trào phản đối Bùi Hiền, dù mong manh họ cũng “..hy vọng nhà nước Việt Nam hiểu được nổi đau của người Chăm mấy chục năm qua về việc cải cách tiếng Chăm”. Họ cố gán ghép phương án cải cách chữ Việt của Bùi Hiền là tương đồng với chuẩn hóa của BBSSCC để tìm sự ủng hộ. Rủi thay, phương án của PGS TS Bùi Hiền lại chính là kiểu viết Akhar Thrah “truyền thống” cách đây vài trăm năm được Champaka và ít người cổ vũ thái quá. TS Can Quang chỉ làm thao tác đánh giá lại Chuần của BBSSCC do 18 thầy đạy tiếng Cham thực hiện từ 1978 đến 1990, và của Champaka từ năm 2006 do PGS TS sử học Po Dharma chủ trương. Sự đánh giá này xong vào năm 2012, cho nên nói Can Quang chế tạo hay chế biến đều không đúng sự thật. Can Quang đơn thuần là người kế thừa, phổ biến và sử dụng kiểu chữ Cham Akhar Thrah chuẩn nhất.
Vì sao nói phương án Bùi Hiền và phương án Champaka là một:
Champaka đều giống nhau ở 2 điểm chính sau, chủ thuyết ngữ cảnh và một kí tự thể hiện nhiều âm vị:
1. Chủ thuyết ngữ cảnh:
Phải dùng thêm yếu tố ngữ cảnh để nhận biết nghĩa từ.
Theo PGS TS Po Dharma- hình 1:
Theo PGS TS Bùi Hiền- hình 2:

2. Một kí tự thể hiện nhiều âm vị:
Các âm vị na ná nhau đều được gom vào thành một kí tự. Phương án Bùi Hiền có 11 kí tự phụ âm gồm hai hay nhiều âm vị gộp lại. Còn Champaka thì kém hơn TS Bùi Hiền một ít, chỉ có 8 kí tự, 7 nguyên âm, và 1 phụ âm, là sự gộp lại của 2 đến 4 âm vị. Điều này chính là luật "gal gak pôc lak, gal lak pôc gak" của Akhar Thrah Cham.
Phương án chính tả Tiếng Việt hiện hành và Chuẩn hóa của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham không bao giờ tìm thấy một kí tự được phát âm thành 2 âm vị khác nhau, có nghĩa khác nhau. Tuyệt đối không cần yếu tố ngữ cảnh để xác định nghĩa từ. Không bao giờ tìm ra "gal gak pôc lak, gal lak pôc gak".
Rất mong ý kiến đóng góp từ các anh tài Cham, Can Quang xin được thọ giáo. Chúng ta cần nhiều ví dụ cụ thể để vấn đề được sáng tỏ. Có thể Can Quang nhầm, thật lòng mong nhận được sự góp ý từ mọi người quan tâm. Để hiểu đúng và phát triển chữ Cham đúng hướng. Không hoan ngênh người thi chửi, thi châm biếm vào đây. Phải học cách thảo luận để tìm ra phương án hay và tốt nhất. Sẽ xóa các comment không phù hợp với chủ đề. 
KARUN, THUG SIAM.

Hạ Uy Di, 12/27/17

TS Can Quang