PhD Can Quang
Sự chuẩn hóa AT Chăm đúng quy định của Bộ
Giáo Dục đã hoàn chỉnh và ổn định sử dụng suốt 37 năm. Cho nên xóa bỏ “ba vần”
(balau, croh ao không darsa, poh gak), nghĩa là chỉnh sửa cái gọi là “năm sai lầm”
của BBSSCC, như vài người lạc hậu yêu cầu, là một điều không thể đối với giáo dục.
Vì đó là đồng nghĩa với giáo trình trong giáo dục từ bỏ chính tả nhất quán,
quay lại cách viết bất nhất, quay lại cách viết Akhar Thrah như cách đây 200
năm. Thật ra, là quay lại cách viết không chính tả, tùy tiện, bất nhất, không
giải thích được vị trí của tut mưk và balau. Xóa bỏ ba vần là chấp nhận viết không
phân biệt ngắn dài, theo kiểu ngoai lệ “gal gak pôc lak” . Điều đó hoàn
toàn tương tự như xóa bỏ dấu thanh điệu trong sách giáo khoa tiếng Việt, là không
tưởng. Các ngôn ngữ đều có hiện tượng viết bất nhất trong giao tiếp xã hội dù
không ai phản đối, nhưng không thể đưa cách viết bất nhất vào giáo dục được.
Bởi vì: Tiếng Việt được chuẩn từ năm
1945 và đã rất phát triển vẫn còn nhiều bất nhất. Như: I hay y trong sỹ, Mỹ, tỷ;
d hay gi trong dạt, giạt, dòng, giòng; g hay gh trong gế, ghế; s hay x trong sử
dụng. Dấu thanh điệu viết tùy tiện hoặc không viết trong chatroom, internet, mà
không người Việt nào tranh đúng sai. Ngành giáo dục chỉ được phép chọn một chuẩn
chính tả tiếng Việt duy nhất dùng trong sách giáo khoa.
Tiếng Pháp, năm 1989 Thủ tướng Pháp Michel
Rocard đã phê duyệt chuẩn chính tả cho khoảng 2000 từ, mãi tới 2009 vẫn còn
6000 từ viết theo hai cách truyền thống và mới. Khi có chuẩn mới thì những từ
liên quan sẽ có 2 biến thể. Ví dụ: có và không dấu sắc trong diesel, diésel
(diesel); ot hay eau cuối trong cuissot- cuisseau (haunch); aut hay eau cuối
trong levraut- levreau (leveret). Không thể đem cả hai biến thể vào trong nhà
trường. Thật vậy, trong nhà trường, tiếng Pháp luôn theo chính tả mới.
Chữ Cham cũng vậy, cách viết trong Hoàng
gia Pangduranga là bất nhất, trong các từ điển Aymonier 1906 và Moussay 1971 cũng
bất nhất. AT Cham sử dụng ngoài nhà trường hôm nay vẫn bất nhất kiểu “gal gak pôc
lak”. Miễn sao người đọc và người viết hiểu nhau là được, nên đúng và không ai
thắc mắc. Nghĩa là ngoài nhà trường chấp nhận không chính tả hay sai chính tả. Đó
là chuyện thông thường của mọi ngôn ngữ giao tiếp. Trong sách giáo khoa, ngôn
ngữ phải chuẩn và nhất quán. Thế nên AT phổ thông dùng trong nhà trường đã phải
chọn môt chuẩn duy nhất đã hoàn chỉnh và ổn định.
Chính tả AT phổ thông dùng trong nhà trường
là chuẩn và là khái niệm cần thiết để tiếng Cham phát triển và thống nhất dân tộc
Champa, trước mắt và lâu dài. Nhất quán một chính tả trong nhà trường là nét
chung của tất cả các ngôn ngữ. Đây là chính tả, là việc chuyên môn GIÁO DỤC NGÔN
NGỮ. Áp đặt chính trị vào chuyện chính tả như vài người Cham đang làm là cá biệt,
sai lầm và thất bại. Họ đang gây hại cho những người nói theo. Vừa qua, vài nhân
vật bất thường Cham chỉ vì muốn Sách giáo khoa Cham quay lại kiểu “gal gak pôc
lak” đã bất chấp sự thật, nói bậy và chửi bậy, chửi cả tổ tiên. Cứ để họ chửi họ
nghe, họ đang nói về bản thân họ.
No comments:
Post a Comment