Sunday 29 March 2015

HÀNH TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG CHAM TRONG TRƯỜNG

TS Can Quang
Kết nối các sự kiện và suy ngẫm để thấy sự nghiêm túc, công phu và đúng đắn của quá trình phát triển môn tiếng Cham trong nhà trường Việt Nam. Phương cách đòi hỏi của những người bất đồng về Akhar Thrah, tuy đầy trách nhiệm nhưng đôi lúc vượt quá mức bình thường. Gây phản cảm và phản tác dụng. Sự kiện quan trọng được liệt kê theo thời gian như sau:
1/. Thành Lập BBSSCC: ngày 3/5/1978. Chính thức hoạt động ngày 01/06/1978. Để san định bộ vần AT Cham, Chuẩn, thí điểm và áp dụng ATPT trong sách giáo khoa tiểu học và xóa mù chữ cho đồng bào Cham Thuận Hải. Sơ và tổng kết hằng năm.
2/. Phê Chuẩn bộ vần ATPT lần một: năm 1990, tổng kết hoàn chỉnh bộ vần ATPT chuẩn theo đúng quy trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Bộ chữ ATPT chính thức được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và UBND tỉnh Ninh Thuận PHÊ CHUẨN.
3/. Kiến Nghị của HTKL Bất Thành: năm 2006, Hội Thảo Kuala Lumpur phát hiện “3 vần chế tạo”, “bảy sai lầm” rồi “năm sai lầm”. Chính thức kiến nghị yêu cầu Bộ Giáo Dục xóa bỏ và thay sách cho chương trình tiếng Cham tiểu học. Không thành.
4/. Phê Chuẩn bộ vần ATPT lần hai: ngày 20 tháng chạp âm (tức ngày 7/2/2007 dương lịch) Hội Nghị trả lời cho kiến nghị của HT Kuala Lumpur 2006. Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai chủ trì cùng nhiều đại biểu trí thức hang đầu Cham của hai tỉnh Ninh Thuận Bình Thuận, cùng chuyên gia giáo dục ngôn ngữ của trung ương xem xét và trả lời cho HT Kuala Lumpur. Kết luận: 3 vần yêu cầu xóa bỏ đã tồn tại trước BBSSCC ra đời nên không là chế tạo hay sai lầm, cần tiếp tục sử dụng. Đây cũng là sự PHÊ CHUẨN bộ chữ ATPT lần hai.
5/. Tranh Chấp Akhar Thrah: Mở màn giai đoạn tranh chấp AT Cham cho đến nay từ những nhà bất đồng. Lúc trao đổi lành mạnh, lúc chửi người khác quan điểm.
Mở đầu những lời chửi là: toà án nhân dân Champa của Jakathaut ngày 10/02/2007, ba ngày sau Hội nghị Ninh Thuận. Kết án tập thể BBSSCC, GS Bùi Khánh Thế, Inrasara Phú Trạm, Quảng Đại Cẩn, và Nguyển Văn Tỷ phá hoại di sản ngôn ngữ Cham. Sau này ai thanh minh giải thích cho việc làm của BBSSCC đều nhận được sự chửi và quy chụp là phản dân tộc, bút chiến, chàm gian từ BBT Champaka và chủ nhân trang web (Vinh Thanh). Nay BBT Champaka đã kết luận,: “Gần một thập niên qua, không một nhà khoa học hay trí thức Cham nào đứng ra đả phá hay chỉ trích công trình của BBSSCC” trong bài viết“Akhar Thrah Phổ Thông” của Q. Đ. Cẩn:Tác phẩm tàn phá chữ viết Chăm, (đăng trên Champaka ngày 11/1/15). Hy vọng đây là sự chân thật muộn màng.
Tiêu biểu cho những trao đổi lành mạnh gồm: tọa đàm và phát hành sách “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” nhà xuất bản Phụ Nữ, năm 2011. Tất cả đều lặp lại yêu cầu đã được Bộ Giáo dục và trí thức Cham trả lời vào ngày 7/2/2007, và khẳng định trong QĐ 84 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
6/. Sự thật về tranh chấp AT: Ngày 11/5/2013, TS Quảng Đại Cẩn có tham luận tại Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ tại Hà Nội, đánh giá lại việc tranh chấp của Hội thảo Kuala Lumpur, chuẩn của BBSSCC và hướng phát triển. Sau đó làm việc với cơ quan chức năng Ninh Thuận về chương trìnhh Cham ngữ, và nói chuyện với Trí thức và sinh viên Cham tại Sài Gòn.
Đầu năm 2013, Champaka đã gây ồn ào thái quá khiến Nguyễn văn Tỷ (vào ngày 30/4/2013) đã có thư yêu cầu chính quyền giúp dừng việc xuyên tạc việc làm của BBSSCC. Cục di sản văn hóa phi vật thể nhận được thư yêu cầu của Nguyễn Văn Tỷ, có có công văn số 479/ DSVH-PVT đến sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Ninh Thuận ngày 16/7/2013 để phối hợp với Nguyễn Văn Tỷ và Sở GDĐT đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết.
7/. Luật Hóa Bộ Vần ATPT: Ngày 18/12/3013 UBND tỉnh Ninh Thuận trả lời chính thức vấn đề chương trình tiếng Cham và Akhar Thrah Cham bằng Quyết Định số 84 do Phó Chủ Tịch Võ Đại ký. PHÊ CHUẨN bộ vần ATPT lần 3. Trong đó có hai điểm quan trọng và lý thú cho những ai quan tâm tới chương trình Cham ngữ:
1. Bộ chữ tiếng Chăm sử dụng để dạy và học là bộ chữ cổ truyền, ĐÃ được Ủy ban nhân dân tỉnh PHÊ CHUẨN.
2. Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tiếng Chăm dùng trong dạy và học được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8/. Không dùng giao tiếp viết ATTT sẽ chết: Katê năm 2014, TS Quảng Đại Cẩn phát hành sách “Akhar Thrah Phổ Thông, dấu ấn một thời” mô tả tỉ mỉ toàn bộ bức tranh của bất đồng về Akhar Thrah Cham và giải pháp phát triển tiếng Cham. Trong đó chỉ ra nguyên nhân và phương cách ATTT sẽ chết. Sách được giáo viên và trí thức Cham đón nhận nhiệt liệt. Nhất là Champaka cho là: “tác phẩm tàn phá chữ viết Chăm”, “biểu tượng một đám tang nhằm thiêu đốt Akhar Thrah Cham thành tro bụi”.
“Di sản của hàng ngàn văn bản cổ của hoàng gia Pangduranga… là vô giá và không ai có khả năng hủy hoại di sản đó được. Nếu di sản đó bị hủy hoại thì trách nhiệm thuộc về cá nhân những người đang lưu giữ nó không biết cách gìn giữ và khai thác chứ không thể đổ tội cho BBSSCC” trang 34 trong "Akhar Thrah phổ thông: Dấu ấn một thời".  BBT Champaka độc quyền tiếp cận với các văn bản cổ đó, không xuất bản, không phổ biến, không dùng chúng để giao tiếp giữa các anh với nhau. Các anh là tác nhân trực tiếp giết chết ATTT. Đổ ti cho sách hay cá nhân khác hay BBSSCC là nói sai sự thật, trở nên phản cảm và gây cười hơn là phổ biến thông tin, kiến thức. Bình tỉnh lại, hãy tỏ ra trí tuệ hơn bằng cách ngưng chửi, xuất bản, triển lãm, đưa ra internet những văn bản cổ đó cho công chúng xem trước khi quá muộn.

Hạ Uy Di, akok thun 2015.

No comments: