PhD candidate Can Quang
Salam Andrew Tu Pô di Ginum Biai Pachaan Linưk Ilimô Bhaap
Paxa Champa song adei xa-ai mikva,
Likuv biai mưng xap yuôn, kayua xap Cham drei vak
tabiak,mưnuis pôc tôk oh hu abih ar.Tôi đã nhận được thư mời riêng, xin được hồi âm.
Tôi không chắc là mình có thể tham dự được cùng các anh. Xin có vài lời bàn bạc:
Mục tiêu của hội luận các anh đua ra là rất thiết thực và vĩ đại nhưng cần khả thi:
1/. Hội Luận Champa lần thứ II là diễn đàn nhằm đưa ra nhữngquan điểm mang tính cách xây dựng và những giải pháp mang tính cách thiết thực hầu làm thế nào để dân tộc Chăm còn tồn tại trong thế kỷ 21 này.
Tuy nhiên, thời gian hội luận là 3,5 giờ cho một đề tài khá rộng. Hơn thế nữa, trong hạn hẹp thời gian đó lại thêm phần tổng kết hoạt động của Hội Đồng Phát triển Van Hóa Xã Hội Champa. Bầu chọn Tân Ban Chấp Hành và biểu quyết những phương hướng hoạt động của Hội Đồng cho nhiệm kỳ II (2013-2017) chắc chắn phải cần thời gian phù hợp cho sự hiệu quả và chất lượng.
Dù nhìn nhận vấn đề có thể có những khác biệt nhưng nhìn vào mục tiêu làm việc và thời lượng để thực hiện công việc thì tôi xin tỏ lòng cảm phục sự can đảm của ban tổ chức và xin chúc các anh quyết tâm lớn để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ các anh đã đặ ra.
2/. Cần giới hạn chủ đề. Chúng ta nên tập trung bàn về nhữngvấn đề có liên quan đến mọi người, mọi nhà, khả thi, trong khả năng và điều kiện chúng ta hiện có. Trước và sau cuộc hội luận chúng ta có thể thấy được hướng đi, thấy được sự tiến bộ và chúng ta có thể phân công người phụ trách.Người phụ trách phần việc đó có thể thực hiện được. Do đó không nên mất thời gian vào những bàn luận chung chung và nhất là không tìm cách đổ lỗi cho người khác, cho lịch sử, hay cho ai đó về thất bại của chúng ta. Tự chịu trách nhiệmvề mọi thất bại của dân tộc, bản thân và gia đình mình và tìm giải pháp khắc phục dần. Vì đổ lỗi cho người khác thì ai đó chứ không phải mình phải sữa chửa và khác phục hậu quả. Để mưu cầu lợi ích cho dân tộc hãy học ở người Mỹ, họ đã hợp tác với những cựu thù vì lợi ích và tương lai nước Mỹ.
3/. Nên chăng, nhìn thẳng vào vấn đề: CON CHÁU CHÚNG TA ĐANG ÍT NÓI hoặc KHÔNG NÓI TIẾNG CHAM NỮA, chúng đang hằng ngày, hằng giờ trở thànhngười Mỹ, Việt, Pháp, Mã, Khmer, Trung Quốc,… Bản thân chúng ta, cũng đang giao tiếp (ngôn ngữ viết) bằng tiếng Việt, đã là một nữa người Việt (chỉ 50% là Cham). Chúng ta phải làm gì để làm chậm hoặc ngưng quá trình mất gốc này? Trên 300 sắc tộc định cư tại Hoa Kỳ đã mất gốc, liệu người Cham con cháu chúng ta bước đầu định cư tại Hoa Kỳ có tránh khỏi mất gốc không? (tại sao? Làm gì và làm thế nào? Cho bản thân và con cái chúng ta bảo toàn bản săc và phát triển). Mất gốc là mất hết, vậy chúng ta đã có giải pháp gì để:
a/. Tiếng Cham trở thành tiếng giao tiếp có hiệu quả chưa (cả nói và viết) như là tiếng Việt, Anh, Pháp… chưa?
b/. Con cháu chúng ta có thể nghe, đọc được tiếng Cham ở mọi lúc mọi nơi chưa? để chúng có thể học và áp dụng giao tiếp bất kỳ lúc nào chúng thích.
c/. Nuôi dưỡng lòng tự hào là Champa chưa? nuôi dưỡng lòng tự hào về con người và tiếng nói Cham chưa?
d/. Tạo môi trường thông thoáng (kêu gọi sự trợ giúp của cácchính phủ, tổ chức phi chính phủ, và mạnh thường quân) cho phát triển tiếng Cham chưa? (cả nói và viết). Mở trường lớp nói và viết tiếng Cham chưa?
Nếu chưa có giải pháp cho các vấn đề trên thì chúng ta đừng nên phí phạm thời gian nữa. Vì con cháu chúng ta sẽ không còn là Cham nữa.Chúng ta đang làm công dã tràng. Như ông bà Cham ta nói “bao điik gang” nghĩa là con ốc sên leo cột, ngày leo lên, đêm tụt xuống do sương ướt, cứ vậy leo lên rồi tụt xuống mãi, sẽ không đi đến đâu cả.
Dù gì đi nữa cũng xin gởi nơi đây lòng cảm phục sự dũng cảm và trách nhiệm cao cả của các thành viên trong ban tổ chức và trong Hội Đồng đối với dân tộc Champa. Cứ làm những gì các anh thấy cần thiết, vẫn hơn là không làm gì cả.
Honolulu, 12/8/12, Ths. Can Quang
No comments:
Post a Comment