Friday 24 August 2012

Thực hư câu chuyện Chữ Cham Akhar Thrah

ThS. Quảng Đại Cẩn
Viết ngắn trả lời các thắc mắc về: Akhar Thrah Cham,
Xin chân thành cám ơn một số điện thư hồi đáp về bài viết: “Chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham có trong Từ điển Aymonier- Cabaton, là di sản của tổ tiên”.
Tôi xin có giải đáp vắn tắc, trình bày các sự kiện, để bạn đọc có thể tự mình đánh giá đúng những quan điểm về chữ Cham Akhar Thrah (AT) chuẩn hóa và truyền thống giống và khác nhau như thế nào? Bản chất của AT Cham và tại sao có những tranh cải kéo đài vô bổ như vừa qua?

A/. Bản chất của AT Cham, sự khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống:
1/. Về chữ cái inư akhar, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Hoàn toàn giống nhau về số lượng chử cái và cách sử dụng đọc và viết trong AT chuẩn hóa và truyền thống. Tất cả có 41 inư akhar, trong đó gồm có 35 inư akhar biểu thị phụ âm và 6 inư akhar biểu thị nguyên âm, là hạt nhân để phát triển một ngữ tố. Bảng chử cái Cham có trong các từ điển Cham và sách giáo khoa tiếng Cham của BBSSCC đã xuất bản. (xem trong phụ lục 1)
2/. Về dấu âm, chân chữ takai akhar, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Hoàn toàn giống nhau về số lượng và cách sử dụng đọc viết trong AT chuẩn hóa và truyền thống. Tất cả gồm có 15 takai akhar: số lượng takai akhar đứng trước inư akhar là 3; dứng sau inư akhar là 2; đứng dưới inư akhar là 4; và đứng trên inư akhar là 6. (Xem trong phụ lục 1)
Hai yếu tố cơ bản này giống nhau hoàn toàn thì cơ bản chúng ta có thể nói là AT chuẩn hóa và truyền thống là một. Nếu nói AT chuẩn hóa là lai căng, chế biến hay cải biên thì phải chứng minh cho được yếu tố nào là MỚI VAY MƯỢN TỪ BÊN NGOÀI. Ví dụ chử quốc ngữ, họ đã chế tạo ra thanh điệu: sắc huyền hỏi ngã, và nặng để làm cho mẫu tự Latinh có thể diển tả chính xác âm Việt. Không ai bảo là chữ quốc ngữ lai căng cả. Chữ Cham Jawi cũng vậy, khi dùng chữ Arap để diển đạt tiếng Cham, người Cham cũng thêm vài (4) dấu âm để thể hiện được chính xác các âm tiếng Cham và mọi người coi đó là một điều tự nhiên.
3/. Về vần- sap pauh, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Đây là mấu chốt của vấn đề. Chữ Cham AT truyền thống phát triển từ thời Po Romê, lưu truyền và sử dụng đến năm 1906 có cách viết rất TỰ DO THOẢI MÁI vì nhiều lí do khách quan và chủ quan. Điều này thể hiện rõ khi xem xét các văn bản viết tay ở các vùng miền khác nhau, Panrang, Parik, Pajai, và Cham Jahet ở Campuchia. Nhất là có thể kiểm chứng ngay trong từ điển Aymonier-Cabaton, 1906. Một chữ được viết theo nhiều kiểu, và một cách viết có thể đọc theo nhiều âm và có nghĩa khác nhau. Sự khác biệt đó giảm dần trong từ điển Moussay 1971, và các từ điển Cham sau này. Từ năm 1978 đến nay, chữ Cham AT của BBSSCC, đang dạy trong các trường, được chuẩn hóa và chọn lọc từ trong số những cách viết mà tổ tiên ta đã sử dụng THEO LUẬT CHÍNH TẢ NHẤT ĐỊNH, tất cà đều có trong từ điển Aymonier-Cabaton, 1906 và Moussay, 1971. (Xem Chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham có trong từ điển Aymonier-Cabaton, là di sản của tổ tiên trong sapchamblogspot.com, tincham.in và nguoicham.com…)
Một khi đã sử dụng tất cả các inư akhartakai akhar đó để thể hiện tiếng Cham thì không thể gọi là lai căng hay chế biến được, dù người viết có chọn kiểu nào đi nữa. Do đó có thể khẳng định là CHỮ CHAM AKHAR THRAH CHUẨN HÓA ĐANG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CHAM VÀ CHỮ CHAM TRUYỀN THỐNG LÀ MỘT.

B/. Những ngộ nhận kéo dài không cần thiết:
4/. Có người cho rằng học xong chữ BBSSCC học sinh không đọc đươc chữ truyền thống của ông bà để lại, có đúng vây không, tại sao?
Chữ Cham AT truyền thống và chữ Cham chuẩn hóa là một nên các em đã đọc thông viết thạo chữ Cham khi xong bậc tiểu học sẽ hoàn toàn đọc được, với một điều kiện chữ đó phải được in hay viết chân phương rõ ràng. Chữ Chăm trong các văn bản cổ thường viết tháo và đôi khi kết hợp với akhar tuơl, và akhar galimưng thì các em không đọc được và các nhà phản đối “AT chế biến” cũng không đọc được, hoặ rất khó khăn và mất thời gian khi đọc. (Xin xem phụ lục 2).
5/. Tại sao học xong tiểu học, biết đọc biết viết chữ Cham AT, nhưng sau vài năm các em lại quên?
Khi học xong thì các em đọc thông viết thạo tiếng Cham. Ở cấp Trung học không có chương trình tiếng Cham, thường xuyên tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt khiến các em quên dần chữ Cham. Chính phủ Việt Nam và xã hội cần tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với tiếng Cham, chữ Cham ít nhất một tiết học mỗi tuần ở bậc Trung học thì thành quả thông thạo chữ Cham mới duy trì được.
6/. Tại sao có nhiều nhà nghiên cứu người Cham có học vị cao phản đối chữ Cham đang học trong nhà trường?
Đó là quyền tự do thể hiện sự hiểu biết của bản thân từng nhà nghiên cứu, nghiên cứu cho riêng mình hay được đồng bào áp dụng. NẾU HỌ CHỨNG MINH ĐƯỢC BBSSCC ĐÃ CHẾ TẠO INƯ AKHAR HAY TAKAI AKHAR NÀO MỚI MÀ KHÔNG TÌM THẤY TRONG KHO TÀNG AKHAR THRAH CHAM THÌ HỌ HOÀN TOÀN ĐÚNG. Inư akhar và takai akhar mới đó là lai căng sẽ bị huỷ ngay lập tức. Sự ngộ nhận chỉ đến với những ai chỉ dùng AT để đọc văn bản cổ, chưa hoặc không bao giờ sử dụng để viết trong giao tiếp và sáng tác. Họ tiếp cận AT một các phiến diện, chỉ đọc không viết thì ngộ nhận là một điều tự nhiên.
Nếu ai đó đã học, đọc thông viết thạo chữ Cham AT, và dùng để viết thư trao đổi hay viết nhật ký khoảng vài ba trăm trang giấy thì sẽ thấy chuẩn hóa, chọn một luật chính tả là cần thiết để một thông điệp viết ra mang nghĩa rõ ràng chuẩn xác. Hoặc nếu họ đã đọc hết cuốn từ điển Aymonier-Cabaton thì họ sẽ nghĩ khác và thấy rõ ràng chuẩn hóa hay truyền thống cũng chỉ là một. Chữ Việt có dấu và không dấu cũng là chữ Việt. Ví dụ như phong trào học chữ Cham AT của sinh viện Cham Sài Gòn giai đọan 1975 đến 1980, là học để viết thư từ, nhật ký, và sáng tác cho tập san “Jalan tal Vijaya” họ thấy rõ giá trị của việc chuẩn hóa, và hiểu rõ dù chuẩn hay không chuẩn AT Cham cũng chỉ là một. Xin được phép nêu tên một vài nhân chứng như là lời cám ơn vì họ đã góp sức bảo tốn và vun bồi tình yêu vô bờ đối với tiếng Cham cho ít ỏi sinh viên và đồng hương Cham tại Sài Gòn. Gồm có anh Thuận Tài, Trương Ngạt, Lưu Đảo, Phú Trạm, Dung Chiêm, Saleh,… chị Hiểu, Sáng, Ngọc, Chè, Hải … hiện sống tại Mỹ có Châu Triển, Lưu Thanh Thúy… Cho dù BBSSCC có thật sự chế tạo “Pauh gak” và “darsa không chrauh aw” (2 trong số hơn 180 vần Cham được chuẩn bởi BBS) đi nữa thì cũng không đủ điều kiện để nói rằng AT của BBSSCC là lai căng hay chế biến. Hơn thế nữa họ đã kế thừa “Pauh gak” và “darsa không chrauh aw” từ từ điển Aymonier-Cabaton các đây trên 100 năm. Do đó AT chuẩn hóa và truyền thống chắc chắn là một.
7/. Có người cáo buộc anh là đang viết bài lai căng và đang phá hoại di sản ngôn ngữ Champa, anh nghỉ sao?
Tôi luôn luôn trân quý sự nhiệt huyết của anh ấy, nhưng cần nghe “lai căng” ở chổ nào, và lai căng ngôn ngữ nào, với inư hay takai akhar nào?, để thuyết phục đươc đông đảo bạn đọc quan tâm. Nếu không thì không đủ cơ sở để nói rằng AT Cham có hai loại. Mong được học ở bậc đàn anh khả kính ấy cách TRAO ĐỔI KHOA HỌC để bạn đọc thấy là các khoa bảng Cham đang trao đổi khoa học chứ không tạo sự hiểu nhầm là đang cải nhau, đang tạo bè, đảng. Đi ngược với tinh thần Cham: Kuuk, kuuk suang gơp, hơ, hơ saung gơp, trong mọi sinh hoạt cộng đồng, nghĩa là: “cúi, cúi cùng nau, ngẩng, ngẩng cùng nhau”. Bị cáo buộc một việc mà tôi không làm thì tôi không bận tâm, họ nói họ nghe, họ viết họ đọc.
Tôi luôn kính trọng những nhà nghiên cứu chân chính và có trách nhiệm. Công bố những nghiên cứu trong LÃNH VỰC CHUYÊN MÔN của mình đến bạn đọc, nhiều khoa bảng Cham đã làm rất tốt. Giúp công chúng và đồng bào hiểu kỹ những vấn đề quan tâm. Công chúng, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạch định chính sách, sẽ tự mình thấy đúng sai và quyết định chọn phương án nào để bảo tồn và phát triển hiệu quả di sản của tổ tiên. Câu chuyện AT Cham đã có kết luận từ tháng 2 năm 2007. Không ai muốn phá hoại, và phá hoại được di sản tiếng Cham khi mà người đó đang khuyến khích và cố gắng GIẢNG DẠY, TRUYỀN BÁ, VÀ SỬ DỤNG TIẾNG CHAM, dù là bằng chữ AT, Latinh hay Jawi. BBSSCC truyền bá chữ Cham tiếng Cham là một ví dụ, cũng như các lớp học chữ Cham Jawi ở các Sang Mưgik tại Nam Việt Nam, Campuchia và Hoa Kỳ. Họ đang bảo tồn tiếng Cham, chúng ta mang ơn họ, và nên tiếp tay với họ.
Khi nghi ngờ tính đúng đắn của chân lý mình đưa ra, một ít nhà khoa học cố chê bai, lên án những người có quan điểm khác. Điều đó làm bạn đọc tránh xa và càng nghi ngờ hơn tính thực tiển khả thi của nghiên cứu của họ. Chính họ tự biến nghiên cứu của họ thành thứ “hàng mã”. Vì công chúng chính là NGƯỜI THẦY KHÁCH QUAN có thể đánh giá được đúng sai các nghiên cứu để tự áp dụng vào cuộc sống, hoặc chỉ để đọc cho vui.

Ha Uy Di, Bal Kate thun 2011
Phuơl dhar Kate Champa 2011
Phụ lục 1 Inư, takai Akhar Thrah Cham dùng trong sách BBSSCC.
Phụ lục 2 Trích đoạn bản chép tay Akhar Thrah trong Inulang Aymonier-Cabaton 1906.

Vedeo Cham:

No comments: