TS. Quang Can
Thực trạng chữ
Cham Akhar Thrah có dấu:
Chữ Cham hiện nay
được giảng dạy trong trường tiểu học tại các vùng Cham Ninh Thuận và Bình Thuận
là Akhar Tharh[1] (AT) đã
được chuẩn về âm vần và chính tả (AT có dấu phân biệt âm chính ngắn dài- AT hu
takai akhar katut atah). Một trong những mục tiêu của chương trình này là bảo
tồn và phát triển ngôn ngữ Cham. Thực tế mất 12 năm trao đổi tới lui từng chữ cái,
từng vần một, trong số trên 190 vần. Trên 42 hội thảo có các thành phần thân hào
nhân sĩ Cham ở các làng, giáo viên dạy tiếng Cham, chuyên gia ngôn ngữ của Bộ
Giáo Dục, đại diện của UBND tỉnh để thảo luận và biểu quyết các kết quả. Được áp
dụng dạy và học thí điểm để kiểm nghiệm tính hiệu quả, chính xác, khoa học của
hệ thống chữ viết trong việc thể hiện các âm vị Cham và thực hiện chức năng ngôn
ngữ. Chữ Cham chuẩn hóa mô tả được yếu tố khu biệt nghĩa “ngắn dài”của âm vị nguyên âm chính.
Ngộ nhận bản chất
AT có dấu ngắn dài, một số trí thức Cham đã tổ chức hội thảo tại Kuala Lumpur năm
2006. Không lắng nghe ý kiến khác biệt, họ đưa ra biểu quyết với văn thư yêu cầu
chính phủ Việt Nam thay hệ thống AT có dấu đang dạy trong nhà trường bằng AT không
dấu, được định nghĩa là “truyền thống”. Nêu
rất cụ thể: “Akhar thrah Chăm không bao
giờ có paoh gak, craoh aw luôn luôn phải có dar tha và không bao giờ có baluw
trên dar tha-dar dua” (Pô Dharma, 2006, Tr.2). Thực chất chữ Cham AT truyền
thống có dấu ngắn dài, nhưng không triệt để nhất quán, lúc có lúc không (xin
xem phụ lục trên 300 mục từ tiêu biểu có dấu âm dài). Bộ giáo dục cử Thứ Trưởng
Đặng Huỳnh Mai mở Hội Thảo tại thành phố Phanrang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận ngày
7/02/2007, để cộng đồng và trí thức Cham quyết định. Kết quả không thể thay AT
có dấu phân biệt ngắn dài bằng AT không dấu “truyền thống” được. Vì rằng AT chuẩn
bởi BBSSCC đã rất công phu và tỉ mỉ. Tất cả các vần được sử dụng đều có cơ sở
trên nguyên tắc khoa học, thuận tiện, hiệu quả và đại chúng. Nếu muốn có sự
thay đổi thì cần có sự nghiên cứu chu đáo hơn và có bằng chứng cụ thể hơn, và
phải đúng quy trình, gồm có trí thức, cộng đồng Cham, UBND tỉnh, và Bộ Giáo Dục.
Đã năm năm trôi
qua, việc đòi hỏi thay thế AT không dấu “truyền thống” vào nhà trường vẫn còn
được đề cập đâu đó trong năm 2012. Chứng tỏ còn có người chưa hiểu cặn kẽ sự khác
nhau thế nào giữa AT không dấu và AT có dấu. Xin một lần nữa viết vắn tắc về AT
có dấu và không dấu. Nếu ai còn thắc mắc xin quý vị mạnh dạn trao đổi trực tiếp
với Tiến sĩ Can Quang hay Trung Tâm Giáo Dục Dân Tộc (TTGDDT) Ninh Thuận qua điện
thoại hay điện thư.
Để mở đường cho việc
dạy chữ Cham AT được rộng rãi, bình đẳng và thông thoáng, tôi đề nghị TTGDDT Ninh Thuận tổ chức thi và cấp bằng cho
các đối tượng tự học hay lớp ngoài hệ thống của Bộ Giáo Dục. Cấp phép mở những
Trung Tâm hay lớp tiếng Cham ở các địa phương có nhu cầu.
Tại sao nói là
akhar thrah có dấu và không dấu?
Yếu tố để phân biệt nghĩa
của Akhar Thrah là langlikuk và ngắn dài của nguyên âm chính. Langlikuk khi
viết thì có thể hiện rõ, nhưng khi nói thì một số người có xu hướng nuốt
langlikuk (xem từ điển Bùi Khánh Thế, 1995, tr. 34).
Yếu tố ngắn dài trong Akhar
Thrah rất nhiều, BBSSCC đã căn cứ vào cách viết đã có trong các từ điển mà quy
định chuẩn chính tả về ngắn dài, từ điển Aymonier, Cabaton (AC), từ điển G.
Moussay (GM), từ điển Bùi Khánh Thế (BT).
Thử xem xét kỹ các
cặp tối thiểu (minimal pair) hay bộ ba, bộ bốn tối thiểu sau đây: là những cặp
hình vị (từ) hay bộ ba, bộ bốn hình vị có phát âm rất giống nhau, chỉ khác nhau
bởi một yếu tố âm vị học và tạo ra
nghĩa khác nhau. Yếu tố âm vị học đó là (takai akhar katut atah- dấu âm phân biệt
ngắn dài âm chính) yếu tố tạo khu biệt nghĩa. Điều mà một vài nhà ngữ học không
chuyên lúc cho là quy luật “baluw” phải theo (Pô Dharma, 2007 tr. 9), lúc cho là
ngoại lệ “bất quy tắc” phải chấp nhận, [viết một cách nhưng đọc thành nhiều cách
có nhiều nghĩa] tùy theo câu mà đọc” (Pô Dharma, 2007, Tr. 16).
Rak (gân), raak (nở,
nẩy mầm), raag (chằng tinh).
Lak, laak, lag,
lag; Mak, maak, mag, maag; Lok, look, log; Kok, kook, kog, đều có thể là hình vị
được viết phân biệt bằng dấu ngắn dài trong AT có dấu, nhưng AT không dấu “truyền
thống” không mô tả được sự khu biệt có tính hệ thống này. Hoàn toàn tương tự với:
Luk (bôi, thoa, GM
tr. 203), luuk (lú lẫn, ngốc, BT tr. 669), luc (lõm, GM tr. 203).
Jak (bước lên, GM
tr. 57), jaak (rủ, giạ BT tr. 217), jac (khôn BT tr. 217).
Tuk (giờ, vung, luột, GM tr. 410), tuuk
(lóng, GM tr. 410), tuc (giáp, BT tr. 298).
Tap (cặp bến, GM tr. 391), taap (giã,
nghiền AC tr. 195), tauk (chúi xuống GM tr. 405), taok (dán GM tr. 391).
Nếu xem các vần có thể có 2, 3, hay
4 cách phát âm mà AT truyền thống không thể hiện được do không chấp nhận dấu ngắn
dài. Như ak, ok, ap có 4 cách, (l)an, (r)ik, có thể có 2 cách phát âm…
AT “truyền thống” viết ak, nhưng đọc
có thể là ak, aak, ag, hay aag, trong khi AT có dấu viết phân biệt rõ ràng các
vần này.
Theo quy định của chuẩn hóa, dài hoá
các âm và các takai akhar tương ứng như sau:
Dài hóa âm a, e, ơ, u, ư dùng baluw,
âm i dùng tut kaimưk dalam, âm o ngắn dùng chroh ao không darasa, ô và ê không
có phân biệt ngắn dài.
Một số người ngộ nhận rằng
không có dấu ngắn dài mới chính là Akhar thrah “truyền thống”. Thực chất cả hai
loại chữ có dấu và không dấu đều là Akhar Thrah truyền thống cả, đều có cơ sở từ
các văn bản cổ hay trong các từ điển Cham trước khi BBSSCC ra đời.
Hoàn toàn tương tự như cách viết chữ Việt không dấu
trong chat room với chữ Việt thông thường trong ví dụ sau:
Viết tap, nhưng có thể đọc là tap, tấp, tạp, tắp; ha
nhưng có thể đọc là ha, há, hà, hả, hạ… Khi đưa vào nhà trường yếu tố chuẩn
thanh điệu phải được giải quyết tốt cho sự trong sang. và phát triển tiếng Việt,
dù từng có ý kiến cho rằng Latinh là văn tự của kẻ thù.
Tóm lại, chữ Cham
truyền thống đang sử dụng trong giới chức sắc, cộng đồng là Akhar Thrah không
dấu, chữ đang được dạy trong trường tiểu học là Akhar Thrah có dấu. Chữ Phạn
Sanskrit, nguồn gốc của Akhar Thrah, là một loại văn tự có phân biệt ngắn dài của
nguyên âm rất rõ rang và rất phổ biến với âm /a/, /i/, và /u/.
Ngày xưa Akhar
Thrah truyền thống có sử dụng dấu không?
Xin thưa có dấu
nhưng không nhất quán.
Cơ sở truyền thống
mà BBSSCC làm căn cứ là những từ, vần tiêu biểu sau đây:
Paak (bốn) jaak
(giạ), likuuk (sau), bbuuk (tóc) được dùng có baluw trong Ngôn ngữ và chữ viết Cham trong
quá trình lịch sử (P ô Dharma, 2006,
tr.9). Ông còn cho rằng baluw dùng cho âm trầm (dài), khi âm trắc (ngắn) không
có baluw. Điều này cho thấy cùng một bản chất nhưng thuật ngữ khác nhau. Nghĩa
là Chăm có âm ngắn (trắc) và dài (trầm) phân biệt
Hãy thử xem các từ
sau ngày xưa viết thế nào trong từ điển Aymonier- Cabaton 1906 (AC): darang (trái
nhãn, AC, tr. 219), kabak (đi bộ, lặng lẽ, AC, tr. 58), hal (bội thực, không tiêu
hóa, AC, tr. 517), Trar (bụi tre, AC, tr. 201), chơt (nói láo, khoe khoang, AC,
tr. 131), giơng (thất bại, mắc cạn, AC, tr. 108), jamhơk (đụng chạm, AC, tr.
141), mưmơh (nhai, AC, tr. 379), ngangơl (hỗn hào, gây gổ), rambơng (suy nghĩ, AC,
tr. 402), garut (linh vật trang trí, AC, tr.101), harung (kết hợp, AC, tr.
516), rup (thân thể, AC, tr. 420), juk (màu đen, AC, tr.151), rôk, rôm (bụi cây,
AC, tr. 423), tapông (đỡ bằng 2 tay, AC, tr. 193), papôk (tôn vinh, AC, tr.
271). Tất cả đều có baluw để dài hoá âm
chính.
Kalong (bệnh
phong, AC, tr. 68), mok (con mọt gỗ, AC, tr. 392), trong (cà cỏ, AC, tr. 203),
pakloh (li dị, AC, tr. 253), tinhjoh (giọt, AC, tr. 190), tichov (cháu, AC, tr.
190), và hằng trăm mục từ croh ao không
đi với darsa.
Tư điển trước BBS do nhóm biên soạn
Moussay G., Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc
Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sang, Lâm
gia Tịnh, & Trượng Văn Tốn. (1971)có Từ maaik (mẹ, tr. 206), plaait (giẹp, tr.
279); plaait laait (giẹp lép, tr. 279) đều
có baluw đi cùng darsa dardwa.
Trong các từ điển đều có
biểu hiện sư phân biệt ngắn dài. Tuy nhiên sự phân biệt đó không được triệt để
nhất quán. Có thể là do chưa có một cơ quan nào quy định chuẩn chính tả thống
nhất và chưa dạy cho đối tượng trẻ em. Điều rõ ràng nhất là chữ Chăm đã được
truyền dạy bởi các chức sắc để phục vụ cho hoạt động tôn giáo trong các tín
ngưỡng dân gian. Thường đối tượng học là người lớn. Mãi đến năm 1964 mới có
chương trình tiếng Cham trong trường học cho trẻ em, nhưng kết quả không để lại
ảnh hưởng đáng kể. Ngày xưa đã có ký hiệu phân biệt ngắn dài, đã thể hiện trong
từ điển AC 1906 và GM 1971 như được liệt kê 200 mục từ trong phụ lục 1 và 100
mục từ trong phụ lục 3. Căn cứ trên cách viết âm vần trong các từ điển mà
BBSSCC cùng các nhân sĩ trí thức san định và chuẩn hóa thành Akhar Thrah có dấu
đang dạy trong trường hôm nay.
Chữ Cham truyền
thống có khác nhau không?
Xin thưa có khác
nhau qua các thời kỳ.
Thời kỳ trước từ
điển AC 1906 có nhiều âm vần sau này không thấy thể hiện trong từ điển GM 1971
và sau này. Xin được liệt kê một số điểm như:
- Âm ô được thể
hiện dài hóa có dar tha và baluw cùng một lúc như: pađoch tr. 268, papok
tr. 271, pavuok tr. 284, rop, rok và rom tr. 423…
- Có baluw kết hợp
với tut kai mưk trong imơơm tr. 16, đã có dar tha, baluw kết hợp với
ngưk diup trong long “dùi đục” tr. 449. Takai kik đi với ngưk diup mahing
“mua” tr. 389.
- Có 5 phụ âm
cuối, đó là bbăk mưtai “bb”, thăk praung maưtai “s”, phăk mưtai “ph”, nhưk
mưtai “nh”, và dăk mưtai “d” (đó là chưa kể còn có mưk matai “m” nữa). Ví dụ:
như bbăk mutai trong từ sơbb tr. 490, santhubb tr. 476, tasubb
tr. 188, tiơbb tr. 199; thăk praung mưtai trong từ paduas tr.
266, sitas tr. 483, mơlơs (tr. 384), anas tr. 12, ralơs
tr. 414; phăk mutai như trong từ takhim gaph tr. 166.
- Troh ao không có
dar tha đã xuất hiện nhiều trong từ điển AC 1906, 32 từ trong phụ lục 2.
- Baluw với dar
tha dar dwa xuất hiện trong GM 1971 trong phụ lục 3.
Hơn thế nữa, chữ
AT bắt nguồn từ chữ Sanskrit trong quá trình sử dụng đã sáng tạo một số âm vị
như /bb/, /đ/, và /nhj. Chữ Sanskrit không có ba âm vị phụ âm trên. Chuyện, biến
mất hay xuất hiện một âm vị mới là rất bình thường trong phát triển ngôn ngữ, nếu
mọi người còn ưa dùng.
Xu hướng chuẩn
chính tả:
Để dễ phân biệt chúng ta
tạm lấy các mốc thời gian của các cuốn từ điển ra đời để nhìn thấy sự khác nhau
của chữ Cham. Nét chung nhất là các âm vần trước AC 1906 có nhiều cách thể
hiện, ví dụ: âm ê trong jalêng “cuốc” tr. 148 có 5 cách viết (jalông/ jalôn/
jaleng/ jaleơ/ jalen), âm uơ trong hanhjuơl “nhẹ” tr. 503 có bốn cách viết (hanhjơl/
hanhjôl/ hanhjual/ hanhjuơl) xem phụ lục 2. Sau này trong từ điển GM 1971 chính
tả dần ổn định hơn, nhưng vẫn còn một số âm vần có hai cách viết. Xu hướng
chung là âm vần dần trở nên ổn định hơn, nghĩa là càng về sau số lượng cách
viết từng âm vần càng ít hơn. Yếu tố bất hợp lý, và vần có phụ âm cuối ít dùng
không thấy xuất hiện trong các từ điển sau này, cũng như các văn bản được viết
trong thời gian gần đây.
Lời kết:
Chữ Cham hiên nay
đang sử dụng trong nhà trường là Akhar Thrah có dấu ngắn dài (takai katut atah)
và trong giới chức sắc là Akhar Thrah không dấu hoàn toàn không đối lập nhau,
đều là Akhar Thrah truyền thống. Cũng tương tự như chữ Việt Nam đang được sử
dụng là có dấu thanh (takai gloong biêr) thì rõ ràng chân phương hơn. Hoàn toàn
không có ký hiệu mới trong Akhar Thrah có dấu. Chính việc dùng Akhar Thrah có
dấu làm cho chính tả được nhất quán và triệt để, đó là yếu tố rất cần thiết khi
muốn đưa thành công vào trường học. Góp phần làm cho thông điệp viết tiếng Cham
rõ ràng, chuẩn xác hơn, tăng hiệu quả trong hành chức giao tiếp và lưu trử thông
tin. Tương tự như đọc chữ Việt không dấu trong chat room, khi đọc AT không dấu
cũng hiểu nhưng mất thời gian suy luận. Trẻ em và người mới học theo hình thức
chữ Cham có dấu thì dễ dàng hơn cho người dạy và học, nhưng khi thành thạo rồi
thì họ có thể sử dụng có dấu hay không dấu tùy thích. Hai cách viết này hoàn
toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau có lợi cho việc bảo tồn và phát triển Akhar
Thrah. Tuy nhiên để đọc được những văn bản cổ thì vừa cần thành thạo chữ Cham
không dấu vừa cần biết ngữ nghĩa thời đó. Spelling reform là điều kiện tiên quyết
để một ngôn ngữ phát triển giúp cho xã hội phát triển, Pháp (năm 1694, Marty-Laveaux,
1863), Anh (1440s, Simlified spelling board, 1920), Hebrew (1900s, Rabin, 1973),
và Cham (19980s, Quang Can, 2007).
Tất cả các yếu tố
dấu dùng trong Akhar Thrah chỉnh lý của BBSSCC đều đã được sử dụng trong các từ
điển, nhất là từ điển AC cách đây hơn một trăm năm. Akhar Thrah có dấu chỉ làm
một công việc là triệt để hóa những yếu tố dấu này cho nhất quán và chân
phương, làm tăng thêm sức sống và sức phổ cập cho Akhar Thrah.
Phụ
lục 1
Bảng thống kê các từ có nguyên âm chính dài có trong từ điển
AC 1906. (vì font chữ không tương thích nên phụ lục không viết đúng y như phiên
chữ được dùng trong từ điển AC 1906 là có dấu ngang ở trên đầu âm dài. Phiên âm
trong bài theo hệ thống của BBSSCC có bổ sung, âm dài thể hiện bằng gấp đôi âm
đó để dễ nhận dạng, e là ai và o là au.) Vì khó khăn về font nên không đưa
akhar thrah vào bài viết được, mong ban đọc lượng thứ. Gấp đôi nguyên âm để biểu
thị âm dài được (1) TS ngôn ngữ Graham Thurgood (1999) dùng trong From Ancient Cham to Modern Dialects: Two
Thousand Years of Language Contact and Change. University of Hawaii Press.
(2) JaYam Padra & JaKhwa Cauk (2009) dùng trong Panôc dôm kadha doh Cham. Hội Dân Tộc Học
Tp Hồ Chí Minh, Chi Hội Dân Tộc Cham
(*) mục từ đó có cách viết âm ngắn khác và có nghĩa khác.
(**) mục từ đó có hai cách viết ngắn và dài khác nhau nhưng
cùng chung một nghĩa.
(+) còn có nhiều cách viết khác có cùng nghĩa.
Ký hiệu dài của âm a
1 bapaak, (bapaak asuryap) tr.
325, thú vật
2 baraang, tr. 327, * mới
3 bbruaak, tr. 360, xuyên qua
4 chanaah, chanơơh, tr. 122, ngả, cây kèn, chiến thắng
5 bruaac, tr. 360 xuyên qua, ra khỏi
6 chanhiaar, tr. 120, tai, vành tai
7 daraang, tr. 219, (cây, trái) nhãn,
8 chauaar, tr. 116, chửi, xúc phạm
9 ddaam, tr. 234, * đám
10 gaaph, (takhim gaph) tr. 166, tép biển
11 haal, tr. 517, *, bội thực, không tiêu hóa
12 halaap, tr. 518, vũng (nước), mương xổ
13 hapaak, tr. 511, * ngờ vực, giáo bằng tre, nhánh cây
14 huaah, tr. 530, lôi kéo
15 huaar, tr. 530, nhà thiên văn
16 gaang, tr. 96 * cá liệt
17 jaat, Chăm jaat, tr. 143, giống nòi,
18 juaar, tr. 155, hàng ngủ, thứ tự
19 kabaak, tr. 58 * đi bộ, chung thủy, lặng lẽ
20 kakaang, tr. 43, thần linh
21 kataat, tr. 48 *, tục tác(gà mái)
22 latuaar, tr. 432, xưng tội
23 luaang, tr. 451, giống chim săn mồi
24 pabbruaak, tr. 274, xỏ( qua lỗ)
25 paduaas, tr. 266, buộc tội
26 paluaar, tr. 283, vỗ về, an ủi
27 pamiaak, tr. 275, nhắc nhở
28 pataraang, tr. 300, rối bời
29 prakaar, tr. 292, loại, thể thức
30 rabbaal, tr. 411 * bịnh dịch
31 sandhaan, tr. 476, hòa bình, hòa hợp
32 traar, tr. 201, bụi tre
33 tupaay, tr. 193, rửa(mặt)
2 baraang, tr. 327, * mới
3 bbruaak, tr. 360, xuyên qua
4 chanaah, chanơơh, tr. 122, ngả, cây kèn, chiến thắng
5 bruaac, tr. 360 xuyên qua, ra khỏi
6 chanhiaar, tr. 120, tai, vành tai
7 daraang, tr. 219, (cây, trái) nhãn,
8 chauaar, tr. 116, chửi, xúc phạm
9 ddaam, tr. 234, * đám
10 gaaph, (takhim gaph) tr. 166, tép biển
11 haal, tr. 517, *, bội thực, không tiêu hóa
12 halaap, tr. 518, vũng (nước), mương xổ
13 hapaak, tr. 511, * ngờ vực, giáo bằng tre, nhánh cây
14 huaah, tr. 530, lôi kéo
15 huaar, tr. 530, nhà thiên văn
16 gaang, tr. 96 * cá liệt
17 jaat, Chăm jaat, tr. 143, giống nòi,
18 juaar, tr. 155, hàng ngủ, thứ tự
19 kabaak, tr. 58 * đi bộ, chung thủy, lặng lẽ
20 kakaang, tr. 43, thần linh
21 kataat, tr. 48 *, tục tác(gà mái)
22 latuaar, tr. 432, xưng tội
23 luaang, tr. 451, giống chim săn mồi
24 pabbruaak, tr. 274, xỏ( qua lỗ)
25 paduaas, tr. 266, buộc tội
26 paluaar, tr. 283, vỗ về, an ủi
27 pamiaak, tr. 275, nhắc nhở
28 pataraang, tr. 300, rối bời
29 prakaar, tr. 292, loại, thể thức
30 rabbaal, tr. 411 * bịnh dịch
31 sandhaan, tr. 476, hòa bình, hòa hợp
32 traar, tr. 201, bụi tre
33 tupaay, tr. 193, rửa(mặt)
Ký hiệu dài của âm ơ, ư
34 amlơơk, tr. 1, lớn, to
35 amơơn, imơơn, tr. 16, một chức sắc hồi giáo
36 ba-ơơk, tr. 316, gây rối
37 bơơt, tr. 341, cuốn, vắt
38 bơơng, tr. 341, chổ nương tựa
39 chanaah, chanơơh, tr. 122, chiến thắng
40 chhơơng, tr. 139, trầm lặng
41 chơơt, chơt, tr. 131, * nói láo, khoe khoang
42 dunddơơm, tr. 225, tiền vốn, tiền đặt cọc
43 ganiơơv, tr. 562, quấn
44 hamơơk, tr. 513, đồng ruộng
45 hanrơơng, tr. 510, * cây nỏ
46 giơơng, tr. 108, chạm đáy, mắc cạn, thất bại
47 jơơh, tr. 152 sinh ra, trở nên
48 jamhơơk, tr. 141, đụng chạm
49 karanưưh, tr. 64, tai( ngôn ngữ huyền bí)
50 labơơk, tr. 436, công trình
51 labbơơr, tr. 437, vinh quang
52 lamơơk, tr. 438, mập, béo, phì nhiêu
53 mơmơơr, tr. 379, nói mớ
54 mơnơơng, tr. 376, nhóm này, nhóm kia
55 ngangơơl, tr. 114, hỗn hào, gây gổ
56 mơlơơs, tr. 384, cắt, gọt
57 mưmơơh, tr. 379, nhai
35 amơơn, imơơn, tr. 16, một chức sắc hồi giáo
36 ba-ơơk, tr. 316, gây rối
37 bơơt, tr. 341, cuốn, vắt
38 bơơng, tr. 341, chổ nương tựa
39 chanaah, chanơơh, tr. 122, chiến thắng
40 chhơơng, tr. 139, trầm lặng
41 chơơt, chơt, tr. 131, * nói láo, khoe khoang
42 dunddơơm, tr. 225, tiền vốn, tiền đặt cọc
43 ganiơơv, tr. 562, quấn
44 hamơơk, tr. 513, đồng ruộng
45 hanrơơng, tr. 510, * cây nỏ
46 giơơng, tr. 108, chạm đáy, mắc cạn, thất bại
47 jơơh, tr. 152 sinh ra, trở nên
48 jamhơơk, tr. 141, đụng chạm
49 karanưưh, tr. 64, tai( ngôn ngữ huyền bí)
50 labơơk, tr. 436, công trình
51 labbơơr, tr. 437, vinh quang
52 lamơơk, tr. 438, mập, béo, phì nhiêu
53 mơmơơr, tr. 379, nói mớ
54 mơnơơng, tr. 376, nhóm này, nhóm kia
55 ngangơơl, tr. 114, hỗn hào, gây gổ
56 mơlơơs, tr. 384, cắt, gọt
57 mưmơơh, tr. 379, nhai
58 mơmơơng, tr. 376,
59 nơmơơn, tr. 244, quan chức
60 ơơm, tr. 35, vói, đưa(tay)
61 paddơơr, tr. 267, sai bảo
62 palamơơn, tr. 282, xoa diệu
63 pamơlơơs, tr. 275, sắc, gọt
64 pamơơr, tr. 275, nhân viên, đại biểu
65 sanơơk, tr. 475, sử dụng
66 sơơbb, tr. 490, trau dồi
67 sơơn, tr. 490 * xây dựng
68 srơơr, tr. 497, lưỡi cầy
69 talơơk, tr. 186 * tách rời
70 tanơơk, tr. 174, ** nấu chín
71 tiniơơr, tr. 190, hơi
72 ralơơng, tr. 414, tinh khiết, trơn tru
73 rambơơng, tr. 402, suy nghĩ
74 yơơt, tr. 398 ** chậm chạp
60 ơơm, tr. 35, vói, đưa(tay)
61 paddơơr, tr. 267, sai bảo
62 palamơơn, tr. 282, xoa diệu
63 pamơlơơs, tr. 275, sắc, gọt
64 pamơơr, tr. 275, nhân viên, đại biểu
65 sanơơk, tr. 475, sử dụng
66 sơơbb, tr. 490, trau dồi
67 sơơn, tr. 490 * xây dựng
68 srơơr, tr. 497, lưỡi cầy
69 talơơk, tr. 186 * tách rời
70 tanơơk, tr. 174, ** nấu chín
71 tiniơơr, tr. 190, hơi
72 ralơơng, tr. 414, tinh khiết, trơn tru
73 rambơơng, tr. 402, suy nghĩ
74 yơơt, tr. 398 ** chậm chạp
Ký hiệu dài của âm u
75 barouuv, baruuv, tr. 328, mới
76 baruung (baruun langada) tr. 328, tên một địa danh
77 baruuh, tr. 328, gải
78 garuut, tr. 101, vật trang trí
79 haruuk, tr. 516, lỗi lầm
80 haruung, tr. 516, kết hợp
81 kanơruup, tr. 56, trinh nguyên
82 karuung, tr. 65 *, lo âu, sợ sệt
83 ibuuk, ali, tr. 31, tên gọi Thánh Ali
84 juuk, tr. 151 *, màu đen
85 kuruung, tr. 75, sợ sệt
86 lithuung, tr. 443 *, cối giả gạo
87 mơruung, tr. 381, chạy thoát
88 mơruup, tr. 381, hiến thân, thăng thiên
89 mưluuv, tr. 384 , hổ thẹn
90 mơruung, tr. 381, chạy thoát thân
91 mơruup, tr. 381 , hiện thân
92 pataruung, tr. 300, rối bời
93 ruup, tr. 420, thân thể
76 baruung (baruun langada) tr. 328, tên một địa danh
77 baruuh, tr. 328, gải
78 garuut, tr. 101, vật trang trí
79 haruuk, tr. 516, lỗi lầm
80 haruung, tr. 516, kết hợp
81 kanơruup, tr. 56, trinh nguyên
82 karuung, tr. 65 *, lo âu, sợ sệt
83 ibuuk, ali, tr. 31, tên gọi Thánh Ali
84 juuk, tr. 151 *, màu đen
85 kuruung, tr. 75, sợ sệt
86 lithuung, tr. 443 *, cối giả gạo
87 mơruung, tr. 381, chạy thoát
88 mơruup, tr. 381, hiến thân, thăng thiên
89 mưluuv, tr. 384 , hổ thẹn
90 mơruung, tr. 381, chạy thoát thân
91 mơruup, tr. 381 , hiện thân
92 pataruung, tr. 300, rối bời
93 ruup, tr. 420, thân thể
Ký hiệu dài của âm i
94 bramưriih, tr. 347, gái tơ
95 miik, tr. 393, nghe
96 tahamiid, tr. 189, lời tôn vinh chúa
97 tisiik, tr. 192, sáng chế, tạo ra từ hư không
95 miik, tr. 393, nghe
96 tahamiid, tr. 189, lời tôn vinh chúa
97 tisiik, tr. 192, sáng chế, tạo ra từ hư không
Ký hiệu dài của âm o
98 apoong, tr. 15, (+) rơm rạ
99 aroong, tr. 20, cặn bả
100 baigoor, tr. 342, sài gòn
101 bhook, tr. 363, phụ tá
102 bbrook, tr. 359, cây búa
103 buoon, tr. 347, dễ dàng
104 sadhoor, tr. 474, con sông (ngôn ngữ bí hiểm)
105 ddoong, tr. 238, nổi
106 goot, tr. 107, voi
107 grooh, tr. 110, sủa
108 hoop, tr. 528, hộp
109 huoois, tr. 531, lung túng
110 karoong, tr. 65, khỏe mạnh
111 kloon, tr. 87, đàng sau
112 loong, tr. 449, cây gậy, búa tạ
113 loor, tr. 449, nói láo
114 mơbaook, tr. 376,
115 mưnioov, tr. 369, con mèo
116 mơnook, tr. 377, vật thể
117 mơnoot, tr. 377, cách thức, thể thức
118 paddooch, tr. 268, cầu nguyện, thỉnh cầu
119 papook, tr. 271, tôn vinh
120 pavuook, tr. 284, quay về
121 pook, tr. 309, bưng ( 2 tay)
122 poon, tr. 290, dựng đứng
123 poop, tr. 291, bắt gặp( tình cờ)
124 raloong, tr. 414, đào bới rừng cây
125 rook, tr. 423, bứng cây, đào sới.
126 room, tr. 423, bụi cây
127 roong, tr. 423, cực hình
128 roop, tr. 423, ẩm ướt
129 soom, tr. 489, con sông( ngôn ngữ huyền bí)
130 sadhoor, thadhoor, tr. 474, thong dịch viên
131 thoong ddich, tr. 208, người phụ trách thu thuế thổ dân (chế độ nam triều)
132 takoong (takeeng), tr. 166, nâng cao, chúc tụng
133 tupoong, tr. 193, đỡ(bằng tay)
134 yoopba, tr. 399, trung niên
99 aroong, tr. 20, cặn bả
100 baigoor, tr. 342, sài gòn
101 bhook, tr. 363, phụ tá
102 bbrook, tr. 359, cây búa
103 buoon, tr. 347, dễ dàng
104 sadhoor, tr. 474, con sông (ngôn ngữ bí hiểm)
105 ddoong, tr. 238, nổi
106 goot, tr. 107, voi
107 grooh, tr. 110, sủa
108 hoop, tr. 528, hộp
109 huoois, tr. 531, lung túng
110 karoong, tr. 65, khỏe mạnh
111 kloon, tr. 87, đàng sau
112 loong, tr. 449, cây gậy, búa tạ
113 loor, tr. 449, nói láo
114 mơbaook, tr. 376,
115 mưnioov, tr. 369, con mèo
116 mơnook, tr. 377, vật thể
117 mơnoot, tr. 377, cách thức, thể thức
118 paddooch, tr. 268, cầu nguyện, thỉnh cầu
119 papook, tr. 271, tôn vinh
120 pavuook, tr. 284, quay về
121 pook, tr. 309, bưng ( 2 tay)
122 poon, tr. 290, dựng đứng
123 poop, tr. 291, bắt gặp( tình cờ)
124 raloong, tr. 414, đào bới rừng cây
125 rook, tr. 423, bứng cây, đào sới.
126 room, tr. 423, bụi cây
127 roong, tr. 423, cực hình
128 roop, tr. 423, ẩm ướt
129 soom, tr. 489, con sông( ngôn ngữ huyền bí)
130 sadhoor, thadhoor, tr. 474, thong dịch viên
131 thoong ddich, tr. 208, người phụ trách thu thuế thổ dân (chế độ nam triều)
132 takoong (takeeng), tr. 166, nâng cao, chúc tụng
133 tupoong, tr. 193, đỡ(bằng tay)
134 yoopba, tr. 399, trung niên
Phụ Lục 2
1. Những Phụ âm cuối có trong AC 1906, nay không thấy
xuất hiện nữa trong GM 1971 và BT 1995:
Mô tả trong từ nghĩa trang
Mưk mưtai damniơm nghi lễ, tập tục 212
Bbak mưtai sơbb thẩm
vấn, hỏi cung 490
tasubb chiều tối 188
tiơbb săn đuổi(mồi) 199
khubb cong(cong lưng) 92
Thăk praung mưtai paduas đỡ tội 266
sitas khốn khổ 483
duas trừng phạt 231
anas đối diện, đối với 12
ralơs rung lắc 414
Phak mưtai takhim gaph tép biển 166
Nhưk mưtai lianh mặc
kệ, kệ 450
Dak mưtai tahamid lời tôn vinh chúa 189
2. Những kết hợp của các dấu âm có trong AC 1906,
không thấy xuất hiện nữa trong GM 1971 và BT 1995:
Mô tả trong từ nghĩa trang
Tutkaimưk, mưk mưtai chamnumm cận thần, người thân 116
tramm trạm, nơi trú quân 201
plomm (cây, trái) trôm
drumm nằm sổm(trâu) 232
Jummraumm lâm thời, tạm thời 150
Ngưk mưtai, ngưk diup baralơngng linh hồn 327
yơngng xoay tròn 398
Bơngng vặn(tay) 341
Rahaungng đám đông, đống 417
Dartha, paluw, ngưk diup tapoong nâng 177
Loong cây chày 449
Dartha, paluw pađooch chạm
trổ 268
Papook nâng, đưa lên 271
Pavuook quay, trở về 284
Rook bứng (cây) 423
Roop cực hình 423
Room bụi cây 423
Paluw, tutkaimưk imơơm tên chức sắc Hồi giáo 16
3.
Nhóm trauh ao, không đi với dartha:
*Trauh ao, poh ngưk laung tên loài cá (nhái) 449
kalaung bệnh lan, phong hủi 68
rabaung lạch, sông 411
traung cà cỏ 203
trauh ao, ngưk diup damnaung dòng chảy, lòng sông 212
khaung trời tạnh 93
paataung ẩu đả 249
pagaung đậu (ghe), đặt 255
braung dập, han chế 350
mim
maung con muỗi mắt 389
mơjraung
kình nhau(thú vật) 370
mưlaung cờ hiệu(thủy thư) 384
trauh ao, kak mưtai janhauk cái vợt cá 143
mauk con mọt (gỗ) 392
tasauk rỗng không, trơ trọi 188
bbauk rãnh hẹp dẫn nước ruộng 358
bhauk tên địa danh 363
trauh ao, takai kuk tagauuk dậy, (mặt trời) mọc 168
*pakuaung (kẽ) bị khuất phục, 251
trauh ao, vak mưtai tichauv cháu 190
tau
dauv thuyền bè đi lại 195
trauh ao, tinhjauh giọt 190
pachauh bắt phục tùng, 256
bbauh dựng trại 358
paklauh li dị 253
Pachaum đẹp 256
Jummraum lâm thời, tạm thời 150
traum vòi voi 203
daum cuộn, mẫu (thuốc lá) 238
lahaur buổi chiều 440
trauh ao, pak mưtai parabbaup cởi ngựa chạy nước tiểu 278
braup đầy 350
4.
Các âm khác
dartha dardwa, trauh ao jadaiauv số mệnh 143
tabaiauv mía 179
raiauk gầy, lỏm, 422
takai thơk ngưk mưtai damnơng sản vật, hàng hóa 212
(ít dùng)
darahơng tiếng gầm, sư tử gầm 219
dartha, takai kuk kalamou màn (chống muỗi) 67
grouy tơ lụa 110
ghour,
(ghur) thổ mộ 113
nhouy nói liếng thoắng, lien tục 159
tapoung nâng 177
toung giữ ghe 196
dartha, takai kưk yonnoưh tên riêng 399
dartha, takai kik daloi tên sông ở Campuchia 220
parahoil khoảng chừ, độ chừng 279
dartha, takai kiak piok (tự) xoay vòng 291
dartha dardwa, takai kuk nhauuy tang
tốc, nhanh 159
takai kiak, thơk, ngưk diup kiơng (kieng) khuỷu tay, góc 79
takai kiak, thơk, ngưk mưtai giơng, giơơng chạm đáy, mắc cạn(gieng) 108
tariơng
(tarieng) siêng năng 184
paliơng tạo ra, sinh ra 283
takai kiak, thơk, pak mưtai kiơp (kiep) con ếch 80
giơp
(giep) kẹp, kềm 99
ganiơp
(ganiep) cái kẹp, cái kềm 99
takai thơk, takai kuk janhơup chỗ trú tạm thời 143
dartha dardwa, thơk, kraiơng suy nghỉ, tin tưởng 84
kraiơm một loại cá 84
tulaiơh (người) bị phế truất 194
draiơv la ó 233
takai kuak, takai kuk thruuh trôi qua 211
banguu nói đùa 318
paluw, tutkaimưk ddaam đờm 234
nưưm gốc từ Skt. Naman 242
takai kiak, kưk, thơk, ngưk pakiương biếu
tặng quà (cưới) 297
takai kik, ngư duip mahing mua 389
5.
Nhóm khác biệt phương ngữ hay một mục từ có nhiều cách viết (hai hay hơn):
Takai kuak, takai kik rabbuich vết thương, nổi đau, tai họa 412
/ takai kuak, takai thơk / rabbuơch nt- 412
jaleng “cái cuốc” (5 cách viết) jalong/ jalon/ jalaing/ jalaiơ/ jalain 148
6.
Nhóm âm uơ (tk kuak, tk thơk), nay BBSSCC thay bằng o (dartha)
Takai kuak, takai thơk ruơn/ ruon ồn ào 426
/ dartha, takai kuak, 426
Hanuơk/
hanuok bên phải, cánh phải 509
Dartha, tk. Kuak, tk. thơk/ guoơl/ guơl gối đầu 108
tk kuak, tk. thơk
takai kuak, takai thơk buơl, buol, buoơl, bol, quân đội 347
Tkai kuak, thơk/ tkai kuak dduơch/ dduach chạy 240
Dduơn/
dduan nón 240
Tuak/
tuơk học tập 199
Yuơn/
yuan Việt 401
Dartha tkai kuak/ tkai kuak/ daluon/ daluan/ daluơn “thuận dòng” 220
/ tk. kuak, tk. thơk
hanhjuơl “nhẹ” (4 cách viết) hanhjơl/ hanhjol/ hanhjual/ hanhjuơl 503
tk thơk/ dartha/ tk kuak/
tk kuak tk thơk
buơl/
bual/ buol/ buoơl “dân, quân..” 347
7.
Nhóm uai (dartha dardwa, tk kuak), nay BBSSCC thay bằng oy (dartha, yak mưtai)
Dartha dardwa, takai kuak/ ruai/ ruoơy bò, bước 426 dartha, tk. kuak,
tk. Thơk, yak
426
Tuoy, “khách” (4 cách viết) tuei/ tueiy/ tuai/ tuoy, khách 200
Phụ lục 3
Đây là những mục từ trong từ điển
GM 1971 có thể hiện dấu âm dài.
Ký hiệu dài hóa âm a
1. Amaal, săn, tr. 6
2. Aar bờ tr. 12
3. Araak, ham mê, tr. 12
4. Adaar nhè nhẹ, tr. 17
5. Bbaak, lây, tr. 23
6. Bbaan, bàn, phiên, tr. 23
7. Chaak, chim xanh, tr. 33
8. Chabaak, lan, tr. 33
9. Haak, xé, tr. 87
10. Hadaak, bí đao, tr. 105
11. Hiaak, khan, tr. 111
12. Kalabaak, chạy lúp xúp, tr. 128
13. Kalaap, mối có cánh, tr. 128
14. Klaak, bỏ, tr. 144
15. Gaak, banh ra, tr. 161
16. Gaddaak, cây cóc, tr.161
17. Ga-aal, cây cóc chua, tr. 161
18. Giraak, giang ra, tr. 171
19. Labbaak, bụ sữa, tr. 181
20. lapaan, con rít, tr. 188
21. labaak, chạy lúp xúp, tr. 188
22. linhaan, thang, tr. 198
23. mưnaak, yểu, mưnaak yuh, yểu tướng, tr. 216
24. nhaal, dẻo, tr. 241
25. pa-aak, nách, tr. 251
26. paddaak, vả nhẹ, tr. 253
27. pakaak, định phạm vi, tr. 254
28. palaak, bàn (chân, tay), tr. 257
29. pavaak, nới ra, tr. 275
30. praak, tiếng lửa nổ, tr. 281
31. praap taraap, lan tràn, tr. 281
32. paak, bốn, tr. 285
33. pajhaak, nói xấu, tr. 290
34. pavaak, mở rộng, tr. 304
35. phaak, đục, tr. 307
36. bhaan, nhảy mũi, tr. 337
37. raak, nẩy nở, tr. 341
38. rabbaak, béo mũn mĩn, tr. 342
39. rataak, đậu, tr. 350
40. ravaak, ôm, tr. 354
41. rayaak, song, tr. 355
42. tabbaak, lan ra, tr. 375
43. tadjaak, cầm tay, tr. 377
44. talaak, xéo, ngước, ttr. 383
45. tanaak, tép tre, tr. 387
46. tanraak, chói, bong, tr. 388
47. tanhraak, chói, tr. 391
48. tavaar, nếm, tr. 403
49. daak, bí đao, tr. 431
50. daraak, chợ, tr. 439
51. draak, gieo, tr. 444
52. vaak, gở, cái thêu, tr. 457
53. yaak, giơ (lên), tr. 465
54. kanaak, cà ná, tr. 479
55. chakaak, cảnh diễn, tr. 485
Ký hiệu dài hóa âm u
56. Atuuk, khoảng, đốt, long, tr. 15
57. Chakuuk, tẩy, xếp làm hai, tr. 36
58. Kaduuk, đít, cuối, tr. 140
59. Katuuk, địt, tr. 141
60. Guuk, trì xuống tr. 178
61. Ladjuut, em dịu, tr. 183
62. Lamuuk, ghét, tr. 184
63. likuuk, sau, tr. 193
64. likhuun, phèn chua, tr. 195
65. limuuk, ghét, tr. 196
66. luun tapuun, đần độn, tr. 203
67. muuk, bà, tr. 209
68. muuk key, ông bà tổ tiên,
69. muuk kauk, ông bà tổ tiên,
70. mưruup, đi mất luôn, tr. 222
71. nhuuk, chuổi, tr. 242
72. pakuuk, gấp đôi, tr. 256
73. pabbuuk, chất đống, tr. 288
74. plaih ruup, né mình, tr. 296
75. paramuuk, ghét, tr. 300
76. rabuuk, bão, tr. Tr. 349
77. ruup, thân mình, tr. 362
78. ta-uuk, đầu gối, tr. 403
79. tuuk, lóng, tr. 410
80. thruuk, ná, cánh ná, tr. 422
81. duut, sứ giả, tr. 447
82. duduuk, rù rì, tr. 447
83. chơk juuk, núi đen, tr. 486
84. um mưruup, tên hoàng tử trong truyện Cham, tr. 452
Ký hiệu dài hóa âm ai
85. Bbaaik, kêu be be, tr. 26
86. Maaik, mẹ 206
87. plaait, giẹp, tr. 279
88. plaait laait, giẹp lép, tr. 279
89. amaaik, mẹ, tr. 493
Ký hiệu dài hóa âm ơ
90. Chơơk, nói dóc, tr. 48
91. pachơơk, u lên, tr. 252
Ký hiệu dài hóa âm ư
92. lamưưk, chừa, tr. 184
93. mưnhưưk, dầu, tr. 220
94. paramưưk, cấu xé
95. binhưưk, nhiều, tr. 324
96. ramưưk, chừa, tr. 347
97. ranưưk, mê ăn, tr. 348
98. ưưn, yên , tr. 455
99. mưnhưưk, xóm đèn, tr. 482
Ký hiệu dài hóa âm ô
100. pook, bưng bồng, tr. 305
Thư mục tham khảo
Aymonier E. &
Cabaton A. 1906. Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise
D’exttreme-Orient, Volume VII.
Bùi Khánh Thế, Đinh Lê
Thư, Nguyễn Văn Lịch, Phú Trạm, Thành Phần, Phú Văn Hẳn, Lương Đắc Thắng. 1995. Từ Điển Chăm - Việt, Nhà
Xuất Bản Khoa Học Xã Hội.
Can Quang. (2007). Kh ái qu át về sự chỉnh lý chữ Cham Akhar Thrah. http://sapcham.blogspot.com/2008/07/khi-qut-v-s-chnh-l-ch-chm-akhar-thrah.html
Graham Thurgood. 1999. From Ancient Cham to Modern Dialects: Two Thousand Years of Language Contact and Change. University of Hawaii Press.
JaYam Padra & JaKhwa
Cauk. 2009. Panôc dôm kadha doh Cham.
Tuyển tập: Lời bài hát Chăm. Hội Dân Tộc
Học TP. Hồ Chí Minh, Chi Hội Dân Tộc Cham.
Marty-Laveaux,
C. (1863). Cahiers de remarques sur l'orthographe Françoise. Paris: Jules Gay. p. ix. Retrieved 2012-01-03. from http://books.google.fr/books?id=u5Y5AQAAIAAJ.
Moussay G., Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sang, Lâm gia Tịnh, & Trượng
Văn Tốn.
(1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp,
Phanrang.
Pô Dharma. 2006. Biên
bản của Hội thảo về lịch sử ngôn ngữ và chữ viết Cham.
Pô Dharma. 2007. Ngôn ngữ và chữ viết Cham trong
quá trình lịch sử.
Rabin, C. (1973). A Short History of the Hebrew Language. Jewish
Agency and Alpha Press, Jerusalem, 1973
Simplified Spelling Board. (1920). Handbook of simplified spelling. New York (Simplified Spelling Board).
Tổ chuyên môn. 2000.
Sự cải tiến về cách viết chữ Chăm của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm, Sổ tay chỉ
đạo chuyên môn tiếng Chăm.
[1] Phiên Latinh
trong bài theo hệ thống của BBSSCC có bổ sung, âm dài thể hiện bằng gấp đôi âm
đó để dễ nhận dạng, e là ai và o là au.
No comments:
Post a Comment