ThS. Can Quang (2004)
Nhân dịp tiếp súc với một số nhân sĩ trí thức Chăm tại Sacramanto va San Jose. Các chú bác anh chị rất nhiệt tình với cộng đồng và tiếng Chăm. Tôi thật sự cảm động và ghi nhớ mải. Họ thật sự quan tâm và yêu mến tiếng chữ Chăm, (Bác Thọ Kiều, San Jose, CA) muốn giới thiệu tiếng và chữ Chăm tới cộng đồng Chăm từ nhiều nước đến sinh sống ở Mỹ, nhất là Chăm từ Campuchia, mà chữ Chăm Thrah là di sản của tổ tiên họ đã bị lãng quên trong một giai đoạn lịch sử, hoặc chưa tiếp cận đến dòng ngôn ngữ này. Giới thiệu Chữ Chăm Thrah theo quan điểm nào trong bối cảnh chữ Cham đang phát triển đã có sự khác biệt cũ mới là một điều không dễ dàng.
Nổ lực rất lớn này của các tác giả là một việc làm đáng hoan
nghênh. Tác giả đã gặp khó khăn rất lớn tưởng chừng như không thể vượt qua. Ai
làm trọng tài cho những bất đồng đúng sai. Cái mào chuẩn, cái nào chưa chuẩn.
Chăm chưa có viện hàn lâm, ai cũng có quyền nói đúng sai, vì tiếng Chăm là của
họ. Xin được phép trao đổi đôi điều với tính cách cá nhân.
Ngay việc chọn tựa sách đã tạo nên hai nhóm rõ rệt trong số
những người được xem và góp ý cho bản thảo hoặc họ sẽ né tránh vì không muốn
phải chọn lựa không cần thiết giữa cái này hay cái khác giữa Akhar Cham hay
Akhar Chăm.
Cham hay Chăm đã từng là đề tài tạo ra cơn lốc tranh luận dai
dẵng lặp đi lặp lại giữa những người yêu tiếng Chăm mãi cho đến hôm nay. Chỉ vì
một bên có takai thơk và một bên không có takai thơk. Cái nào đúng, cái nào
sai?, một cái đúng và một cái sai ư, sẽ đổ vở và có người buồn vì Chăm trí thức
đang chia rẽ nhau vì takai thơk. Từ chỗ vì cái đúng sai, vì mong muốn tốt đẹp
là làm cho tiếng Chăm thống nhất, cố bảo vệ quan điểm của mình, một ít người đã
tự cho mình vượt qua biên giới của sự tranh luận dùng những loại ngôn từ không
thường thấy ở các cuộc thảo luận của những bậc nhân sĩ. Không ít lần, bạn bè từ
bỏ nhau, anh em thôi nghĩa cốt nhục vì những điều tranh cãi này, người cho cái
này là đúng kẽ cho cái kia là đúng mà trong thực tế sử dụng cả hai đều được. Vì
tổ tiên và đồng bào Chăm đã từng viết như thế để thể hiện một phát âm duy nhất
là Chăm. Và thực tế rằng ai cũng có thể đọc được đó là Chăm. Thực chất đó là
qui luật của cách viết âm ngắn dài trong chữ Chăm. Nếu có thể tác giả chỉ cần
nói qua trong lời nói đầu là mình dùng hệ thống nào trong cuốn sách của mình.
Được nhiều người đọc sách tiếng Chăm đã là quý rồi, nhiều người bỏ công nghiên
cứu viết sách càng quý và đáng kính trọng gấp bội. Dẫu sao vẫn quý hơn những
người rất giỏi chữ Chăm, nhưng họ không có điều kiện viết sách phổ biến lặp lại
cái mà người Chăm xưa thường mắc phải là không truyền cho con cháu và chắc chắn
là chết sẽ mang theo.
Quy luật viết ngắn dài là một trong những chuẩn hóa của Ban
Biên Soạn Sách Chữ Chăm, xin được phép giới thiệu sơ lượt qua với bạn đọc
Chamyouth.
Quá trình chuẩn hóa chữ Chăm Thrah đã được ghi lại tương đối
chi tiết trong Sự Chuẩn Hóa Về Cách Viết Chữ Chăm Của Ban Biên Soạn Sách Chữ
Chăm tỉnh Ninh Thuận. Có thể khái quát như sau:
Thời kỳ Ô. Thiên Sanh Cảnh và các trí thức Chăm như : Ô. Lưu
Quý Tân và Ô Thành Phú Bá. Khoảng năm 1971, Thời kỳ này chủ yếu khẳng định lại
cho chuẩn các nét của chữ cái có nét viết giống nhau như chữ: lak và gak, nhưk,
nhăk nhjăk và khăk, .
Thời kỳ Ban Biên Soạn gồm có hai giai đoạn chính, tập trung
vào những vấn đề sau, trong đó có sự minh định lại những chuẩn hóa trước đây.
1. về chữ cái:
chữ cái Chăm có 37 chữ thay vì 41 chữ do không có măk năk nhăk ngăk (vì đây là
biến thể của mưk, nưk nhưk ngưk). Quy định nét lăk va găl, dăk và păk prong,
păk và thăk prong.
2. Quy định
ngắn dài:
Balau thêm vào các âm ngắn a, ơ, e, u, ư, để biến thành âm
dài.
Mất dấu dartha làm cho âm o thành ngắn.
Takai kik có tutkaimưk bên trong đọc dài. Takai kik không
thì đọc ngắn.
3. Quy định đọc
và viết theo cách thống nhất:
Phụ âm cuối -c-(g) nay viết bằng găk mưtai thay vì kăk mưtai
như trước đây.
Khi nào dùng ngưk mưtai và khi nào dùng poh ngưk diup, và
đều có phát âm là (-ng).
4. Cách viết
langlikuk: không co balau hoặc tut kaimưk.
5. Cách dùng
păk và păk prong: chỉ dùng păk prong trong các trươ(ng hợp sau: viết chữ pak
(số bốn), pa (ở đâu), pôk (bồng, bưng), pô (ngài) và làm tiếp đầu ngữ như: pathơk (thả trôi), pahôik (doạ, nạt).
6. cach dùng
thăk và thăk prong: chỉ dùng thăk prong trong các trường hợp sau:
từ chỉ số lượng: tha (một), thil (tá); liên từ, thong (và,
cùng), thang (nhà), thiam (tốt); và làm langlikuk như: thuma (cha mẹ chồng/vợ).
7. Quy định vần xưa và nay: (uay- uy; uix/c- ux/c; uơ- ô;
uai- ôi)
Tại sau phải chuẩn hóa?
Tất cả các chuẩn hóa trên đây đều xuất phát từ yêu cầu và
đòi hỏi của người học. Giảm bớt ngoại lệ có tính hệ thống, giảm bớt hiện tượng
một kí tự (cách viết) được đọc hai hay ba cách hoặc hai cách viết được đọc
thành một phát âm. Tạo sự dễ dàng cho người học đang ngày càng hiếm hoi. Các
trí thức hàng đầu và có tinh thần trách nhiệm của Chăm đều tham gia ít nhiều,
trực tiếp hay gian tiếp vào việc chuẩn hóa, và thí điểm này. Họ đã làm việc hết
sức mình trong vòng 12 năm (42 hội thảo, và thực nghiệm trong các lớp thí điểm)
mong đạt cái tốt nhất cho tiếng Chăm. Có thể họ phạm sai lầm như đã từng hiểu như
thế, nhưng đó là tất cả những gì họ có thể làm được trong hoàn cảnh cực kì khó
khăn. Chúng ta đứng trước hai chọn lựa, hoặc phải hợp lý hóa để tồn tại, hoặc
là bị người học là những em bé lớp 1, cấp 1, không thể tiếp thu, hoặc chính phủ
cho là quá nặng nề rồi cắt giảm. Nghĩa là hoặc mất hoặc chuẩn hóa để tồn tại.
Và nay, tiếng Chăm hàng năm có trên 10.000 học sinh học hằng năm, với trên 360
lớp và lượng giáo viên tham gia chương trình từ 200 - 350 người, tùy từng năm
học. Xin để đồng bào phán xét, vì tiếng là tài sản của đồng bào.
Vì sao có chuyện tam sao thất bản?
Với một hoàn cảnh người Chăm lưu lạc khắp nơi, sự giao lưu
với nhau quá hạn chế thì chuyện di bản, tam sao thất bản là lẽ tự nhiên. Bây
giờ chỉ có tạm thời cùng quy định thống nhất với nhau, để cùng có tiếng nói
chung. Chứ nếu cứ tôi đúng, anh sai hay ngược lại, thì có lẽ không gặp nhau
được, vì hoàn cảnh lịch sử khách quan. Nay chúng ta có thể trao đổi với nhau
rất dễ dàng bất cứ lúc nào, ở đâu. Nếu không tam thời chung nhau gì đó thí mãi
mãi chúng ta sẽ dùng tiếng Việt với nhau. Và như vậy chúng ta la người Việt
rồi.
Xin có vài ý kiến cá nhân chung quanh chuyện tiếng Chăm, nếu
có gì quá lời, hoặc thiếu sót, mong được bạn đọc thông cảm và góp ý. Nếu muốn
trao đổi riêng thì xin gởi về địa chỉ email: quang_can@yahoo.com.
Bhang CA 2004
CQ
2 comments:
likau di ong , paralao ka grep Cam bac akhar muk cei caik galac baik jang yau akhar pak di dalam tapuk blaoh Po Dharma hu wah tabiak nan ,, juai ngap tabiak akhar karei blaoh ndom lac akhar ni , akhar déh ,, akhar mang kal , akhar arak ni juai ,, grep Cam hu thei peng o , lingiw dom ong ngap halih akhar Cam tabiak ,, nagar Campa ni tok hu sa baoh akhar min ,, (-_-) , yau nan baik ong ,, dahlak kieng bruh panuec kadha tabiak tra o ,, huec ka-nda ka urang tak akaok lo ,,,
ong ndom yau nan njep paje , gheh , gheh , dahlak cheh panuec kadha ong mayai pak ngaok nan ,,
Post a Comment