Tuesday 18 September 2012

Thư tâm tình anh em- Harak adei xa-ai duduut

Để khắc ghi nỗi vui mừng lần đầu được nói chuyện vui vẽ với anh em. Mình đọc lại và tự nhắc nhở mình cách trao đổi trên diễn đàn. Phải thật sự hòa nhã và trân trọng người đối thoại và bạn đọc. Nếu có gì đó chưa hoàn hảo là điều cần phải phấn đấu thêm, phải cố gắng cho một ngày mai tươi đẹp.

Thư Abdul Karim Lo Trung Can gởi cho ThS. Quang Can Thứ hai, 17/9/12 lúc 4:16pm

Can Quang,
Nhân nhận được email từ CQ, tôi có vài lời muốn trao đổi.
1. Về ý thức hệ đoàn kết, tôi nhất trí.
2. Về ngôn ngữ : Người Chăm chúng ta nói chung một tiếng nói. Chúng ta lại có cái may mắn có được ngôn ngữ viết hoàn chỉnh từ thời Po Rome. Ngày nay, nếu chúng ta không chịu học tập một cách nghiêm túc về ngôn ngữ chữ viết của dân tộc mình (về ngữ nghĩa và chính tả), mà phần ai nấy làm theo ý mình, thì điều gì sẽ xảy ra cho ngôn ngữ chữ viết Chăm? Và khi ngôn ngữ chữ viết Chăm không nhất quán, thì xã hội Chăm làm sao có thể phát triển được? Do vậy, mọi người phải tôn trọng tuyệt đối, đối với di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm. Và không ai có quyền sữa đổi hay chế biến nó theo kiểu riêng mình.
Tôi thấy, ý kiến HOARAYA chỉnh lại một vài từ Chăm "sai chính tả", trong bài viết của các bạn là một việc làm tốt. Điều này không có nghĩa bắt lỗi hay phê phán ai, nhưng là giúp chúng ta ngày càng viết đúng và hiểu tốt hơn về ngôn ngữ chữ viết của dân tộc mình, thí dụ như:
abih (hết, hầu hết, toàn diện...) các bạn viết sai thành (a)pik (nhắm mắt) hay bih (nọc độc; độc dược..);
alin (tặng, ban tặng, trao cho) các bạn viết sai thành lin [<lin tapin] (lênh láng; tối om);
ngap (làm, thực hành) các bạn viết sai thành ngak (không có nghĩa);
brei (cho) các bạn viết sai thành blei (mua), hay play (không có nghĩa)
payua các bạn viết sai thành padoa (không đúng với qui cách chuyển tự);
jien các bạn viết sai thành chìn (không đúng với qui cách chuyển tự);
hay từ tổng cộng các bạn lại dùng từ
abih cih, trong khi từ này chỉ có nghĩa : hết sạch; hết (trơn trọi) không còn gì nữa, còn người Chăm từ xa xưa đã dùng kihra pataom.
Đấy là tôi vẫn tôn trọng không bàn về cách phiên âm của các bạn, khác với phiên âm mà chúng tôi đang dùng : saong - song, dua - dwa, hadiep - hadiup v.v...
CQ, là người hay bàn về ngôn ngữ chữ viết của người Chăm. Là người hay hô hào bảo vệ di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm, nhưng không nắm vững được ngôn ngữ Chăm đúng và sai ở chỗ nào, thì làm sao đây?
Ở đây tôi có một đề nghị : Khi chúng ta viết tiếng Anh hay tiếng Pháp, từ nào không biết thì chúng ta tra tự điển. Tương tự, khi viết tiếng Chăm, từ nào chúng ta không chắc chúng ta nên tra tự điển vậy. Tự điển Chăm có thể tin cậy vào lúc này là Tự Điển Cam - Français của E. Aymonier và A. Cabaton (cho dù Tự Điển này còn thiếu nhiều từ). Nếu các bạn chưa có Tự Điển này, thì cố gắng tìm lấy một quyển.
3. Hiện nay, trong dư luận hiện nay đang xôn xao cho rằng, CQ có kết luận về quyển sách “Ngôn ngữ Chăm-Thực trạng và giải pháp” của 13 tác giả Chăm, chỉ đáng làm giấy đi tiểu tiện : "Sách này đọc xong thì có thể làm giấy lộn (giấy để đi tiểu tiện)", tôi muốn CQ xác nhận lại câu nói này. Càng sớm càng tốt. Nếu không, người Chăm có quyền kết luận CQ là kẻ "vô văn hóa", phát ngôn bừa bãi, đấy.
4. Tư liệu về Po Ina Nagar Hamu Mabek, hiện tôi không có, CQ có thể gọi điện xin nơi Po Dharma.

Abd. Karim
Thư trả lời của ThS. Quang Can tới anh Abd. Karim, Thứ Hai, 17/09/12, 8:37pm

Anh Karim ranam,

1/. Anh nhất trí với chuyện tôn trọng và chấp nhận khác biệt, đồng thời tha thứ cho những chuyện không hay đã qua. Nói dễ khó làm. Nếu làm được việc này, tức là chúng ta đã bẻ gẩy hàng rào vô hình ngăn cách anh em chúng ta. Chúng ta sẽ bàn kỹ việc này sau.

2/. Việc sử dụng chữ Cham trong giao tiếp là rất mới mẻ. Đại đa số không quen dùng, chúng ta cũng chưa có trường lớp. Nếu mỗi lần nói ra là bắt bẻ nhau thì chẳng ai dám dùng. Hãy thư thả đã anh. Chuyện này giữa anh và tôi có quan điểm khác nhau. Anh cứ sửa lỗi cho những ai yêu cầu. Còn những người mới trao đổi với nhau thì nên khuyến khích họ trao đổi trong nhóm vì họ đồng ý và hiểu kiểu trao đổi đó. Sai nhiều là điều khó tránh. Dùng nhiều thì cái sai sẽ giảm dần theo thời gian.

Trong điện thư tiếng Việt, họ cũng rất thoải mái, có dấu, không dấu, sai chính tả. Nên chăng chúng nên NUÔI DƯỠNG phong trào sử dụng giao tiếp VIẾT tiếng Cham. Latinh, Khar Thrah, hay Javi.

Có thể anh không đồng quan điểm như vậy. Nhưng hoàn cảnh chúng ta có qua nhiều thứ khác nhau. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những cái đồng thuận nhỏ nhoi nhất. Chúng ta hãy nói chuyện vui vẽ và tôn trọng nhau, có được khônbg anh? mọi quá trình đều phải từ từ. Nếu có chuyện cần nặng lời với nhau thì anh cứ gọi điện thoại thẳng vào số của tôi. Tôi cũng vài lần làm như vậy, chứ không bao giờ nặng lời với ai đó mà không trực tiếp.

3/. Tất cả những gì tôi nói về Ahkhar Thrah đều nằm trong bài viết, hoặc gặp trưc tiếp với anh Phần:

Một nguyên tắc mà người Mỹ đào tạo trong nhà trường là không làm phương hại đến tinh thần và vật chất của đối tượng nghiên cứu. Đối tương ở đây liên quan đến người Cham, và các trí thức Cham. Anh biết tính tôi rồi, trước sao nay vẫn vậy. Nếu anh tin Lạnh Mùa Đông thì anh thành con rối mất. Bài viết tôi đề cập đến 13 tác giả trong link này:



Nếu các anh nghĩ rằng đó là nặng lời thì mong các anh tha thứ. Từ lời nói đến việc làm, mình đang vận động cho mọi người cùng nói và viết tiếng Cham, nếu mình không khéo động viên thì ai nghe, và làm theo mình hả anh? Cái thói quen khó bỏ từ thời làm ở BBS. Chuyện nói tôi súc phạm ai đó ở đâu, có lẽ khó tìm.

Cái này thì ông Lạnh Mùa Đông đùa ác ý quá, mà lại có người tin thiệt. Anh cũng có vẽ đang làm gì đó cho Cham, nếu ngôn từ anh dùng mềm nại hơn chắc chắn ứơc vọng của anh có cơ may thành hiện thực nhiều hơn.

Nếu mình có khác nhau đôi chút thì không có gì lớn đâu anh. Chúng ta có quá nhiều điểm chung, hãy nhìn và cùng hợp tác vào điểm chung giống nhau đó, rồi mọi khác biệt sẽ tan biến rất nhanh.

4/. Chuyện tài liệu về Pô Mưbơk sẽ nhờ anh Dharma và các nhà nghiên cứu Champa học giúp đở, cả người Cham lẫn người Việt, vì nhiều người Việt quanh vùng có thắp nhang cúng bà, cái niềm tin tâm linh đó đáng được trân trọng.

Rất mong được hầu chuyện với anh thêm nữa.

Đua Phôl Xa-ai biak ralô,

Can Q

6 comments:

Unknown said...

ong Quang Can ley ong wak akhar tuei BBC gait nan.urang Cam urak ni di hu thei thau puec dom akhar BBC gait nan o.kayua tuk web champaka.info tabiak mbaok thei thei jieng tamâ dalam nan bac eng paje dahlak mbai likau ong wak akhar tuei EOEF baik.yau wa Inrasara ngap tabiak ralo ariya gheh biak man palai pajua lo ndei ong nan wak tuei akhar BBCC gait nan blaoh ra di thau puec o lingiw dom ong ngap gruk dalam BBC gait nan tabiak.

Unknown said...

dussak wa Karim biak min , panuec kadha ndom tabiak abih cih ,urang gilak jang o peng.

Unknown said...

wa Karim ndom tabiak abih cih panuec kadha , urang gilak jieng o peng , min wa Karim juai ruw ka dom manuis yau nan juai wa , kayua urang gilak di thau ka adat Cam o xau ariya urang ndom : kathaok ngap dreh mada , gilak ngap dreh jak , mâng ni tel hadei wa Karim luai biai saong dom manuis yau nan baik wa Karim , lihik kal min wa , wa Karim pieh kal nan ngap gruk karei ka nagar Campa baik wa Karim ,, tathuw ayut wa Karim kajap karo , ngap ralo gruk siam ka nagar Campa ,,,

Unknown said...

urak ni grep palei Cam drei thei thei jieng bac akhar tuei EOFE-PHAP , jieng yau akhar muk kei caik gulac , nan habar ong Quang Can ndom lac urak ni hu ralo manuis sa-ndap krân akhar nan paje ha seng ong Quang Can ndom pakhat wa Karim , min ong oh tapa maok grep palei hu , pak dalam panuec ong ndom hu takik manuis thau puec akhar EOFE-PHAP , min biak nao seng hu ralo manuis krâ bac akhar muk kei , saong urak ni hu ralo ralo manuec wak akhar tuei EOFE ,, ong Quang Can juai ndom pakhat juai , urak ni hu ralo ralo manuis wak akhar tuei EOFE-PHAP saong hu takik manuic wak akhar tuei BBCC , dom urang wak akhar tuei BBCC seng dom urang halih akhar muk kei caik gulac ,,,

Tuệ Nguyên said...

nai pla ja, bạn có quyền học tiếng Chàm theo EFEO (chữ viết tắt của Trường Viễn Đông bác cổ Pháp - Ecole Francaise d’Extreme-Orient - chứ không phải từ EOEF (như bạn viết)). Và, bạn cũng đừng đặt nặng vấn đề nếu ai đó viết theo BBSSCC (chữ viết tắt của "Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm" - chứ không phải BBC (như bạn viết)để người khác khỏi hiểu nhầm là đài tiếng nói BBC).

Tôi cũng chẳng biết bạn là ai và có tư cách gì buộc cei Quảng Đại Cẩn viết theo EOEF mà bạn đang quan tâm, và luyến tiếc cho cei Inrasara theo BBCC (cái chữ viết tắt mà tôi đéo hiểu là gì).

Vả lại, bạn nói khắp thôn làng Chăm ai ai cũng học chữ theo EOFE-PHAP (từ viết tắt này tôi cũng poku.com để dịch nghĩa). Nếu bạn ở VN bạn có thể biết là chữ Chăm được giảng dạy ở cấp 1 được giảng dạy bằng chương trình gì. Nếu bạn ở Hải ngoại bạn có thể về VN mà nghe nhìn thêm.

Còn nhiều ý tôi muốn góp ý thêm cho bạn nữa, nhưng... tôi hơi buồn ngủ.

Chúc bạn an lành!

Unknown said...

khi chào dòi ra tôi dã mang dòng máu Cham và là nguòi Champa , chính vì dó tôi có quyèn dât ván dè . Ban Tuê Nguyên duòng duòng là 1 dúa con cua nhà Irasara mà lai di dùng 1 ngôn tù tuc tieu , do bãn nhu "( các chü viét tát mà tôi déo hiêu là gì )", hiên nay ai cüng viét tiéng Cham theo phiên am truyèn thóng , dó là su that , néu khõng tin ban cú vào trang Facebook , trong hõi ( kawom mayai sap cam ) , trong hoi này khoang 2>3 tram nguòi .tôi chi muón bão ve bãn chát van hóa cua mình , dë cho giói tre sau này duoc hoc tiéng Cham thuan tien hon . Ai cung biét dã có he thóng phiên am thé giói dành cho ngôn ngu thuoc gia dình Mã Lai Ða Ðão trong dó có Champa nhung nhà tho Inrasara tu tiën huy bõ he thóng này bàng cách ché tao ra 1 the loai phien am lai Viet và phi khoa hoc mà Inrasara cho ràng giúp nguoi Viet doc de hon . Theo tôi và tôi tin ràng tat ca nguòi Cham ai cung nhu toi . Néu nguòi Viet muón hoc tiéng Cham thì ho nên hoc cách phien am truyèn thóng cua tiéng Cham . Su ché bién phi khoa hoc dó dã làm dão lon cã he thóng phien am cua tiéng Cham. Truóc khi két thúc bài viét nay toi se khong trao doi gi voi anh nua .