Thursday, 20 September 2012

CÂU CHUYỆN PÔ MƯBƠK

ThS. Quang Can

Salam BBT Champaka.info cùng mikwa thân quý,

Vài ý kiến nổi bật:

Gần đây có người cho rằng là Pô Mưbơk không phải là mẹ Pô Rômê. Nhất là bài viết: “Po Nagar Mabek không phải là mẹ của Po Rome” của BBT Champaka.info. Là tác giả của bài viết được các anh quan tâm, chân thành cám ơn anh và tôi xin được trao đổi để độc giả có thể thấy rõ bức tranh về cuộc đời Pô Mưbơk.

1/. Sắp tới Palei Pabhan trùng tu Pô Mưbơk, sẽ có bia sự tích Pô Mưbơk, cần có sự chính xác và khoa học đễ lưu lại đời sau. Do đó xin BBT Champaka.info và tác giả bài viết trên góp tay tham gia bổ sung lại Sự Tích Pô Mưbơk cho chính xác hơn. Hoặc nếu không đươc thì xin anh cung cấp tư liệu liên quan tới ngài để chúng tôi sử lý và bổ sung.

2/. Về phần tên gọi và giả thuyết liên quan tới ngài bằng văn bản rất hiếm hoi. Như anh viết: “trong văn chương Chăm, người Chăm thường gọi Po Nagar Mabek ám chỉ Po Nagar có đền thờ phượng ở Palei Hamu Mabek (tức là làng Quí Chánh) ở phía nam của tháp Po Rome.” Có thể anh cho chúng tôi xin văn bản dó được không?

3/. Tất cả những phát hiện trong bài viết đều là giả thuyết trình bày quan điểm và nhìn nhận của những người thờ cúng Pô Mưbơk và dân làng quanh vùng, làng Vụ Bổn, và Hậu Sanh. Rất cần sự bổ sung nếu có phát hiện mới về ngài.


Quan điểm của Con cháu Pô Mưbơk (giòng họ đang thờ ngài) và người địa phương:

Trong tư liệu phỏng vấn người địa phương từ năm 1974, năm 1986 đến năm 2000 và gần đây, cho ba lần đăng bài này. Họ đều cho rằng Pô Mưbơk hay Muuk Mưbơk, chứ không phải Pô Nưgar Mưbơk hay Pô Nưgar Hamu Mưbơk. Tộc trưởng và ông tamnei hiện nay của giòng tộc Mưbơk cũng xác nhận đây là mẹ Pô Rômê và sẽ hầu chuyện mikva sớm khi có dịp.

Người cho rằng bà là dân làng Mưbơk, người nói bà là mẹ của vua Ppô Rômê, người gốc làng Rinhjoh (Ninh Hà, thuộc xã Phan Hiệp, Bắc Bình) Phan Rí tên là Mưwa. Một hôm do ăn phải đọt lim xanh trong rừng nên có chửa. Do qui định của là Bani khắc nghiệt trong chuyện này, nên bà bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà. Trên đường tìm nơi nương tựa, bà đến ở và sinh hạ Ja Kathaut (tên Ppo Rome khi nhỏ) tại chòi ruộng của một người bạn của bà tại làng Tường Loan (có Danook Pô Yang Thook tại đây). Khi cha mẹ của người bạn ấy biết câu chuyện của bà họ không cho bà tá túc nũa, nên với con đỏ trên tay, bà lần bước đến làng Hamu Biruw (thôn Lạc Trị huyện Tuy Phong) rồi đến trú ngụ, sinh sống tại làng Palei Mưbơk, và palei Pabhan. Plei Mưbơk ở ven bờ Đập Marên, là vùng đất phù sa màu mỡ với rất nhiều vườn rẫy tốt tươi, dân làng hiếu khách đã chấp nhận và cưu mang mẹ con bà.

Bà là người nhân đức, nuôi dạy con thành người hiền tài. Bà có công lớn đối với địa phương, làm việc từ thiện, lấy việc giúp bà con làm ăn sinh sống đoàn kết hòa thuận giữa Chăm và Bàni làm trọng, đặc biệt là giữa cư dân của 4 làng lân cận trong vùng là: Nha Phân (Palei Pabhan), Chà Vin (Palei Chaping), Ma Vớ hay Quí Chánh (Palei Mưbơk) và Palei Hamu Kalauk.


Quan điểm của tác giả: Với mục đích để thờ phụng và nhớ ơn Muuk Mưbơk, người có công với Palei Mưbơk. Danook này được xây dựng vào thời Pô Rômê. Thời điểm vùng mưbơk phát triển nhất.

Trong xã hội Cham lúc bấy giờ, niềm tin Bini phát triển mạnh và yếu tố Balamôn đã thành Ahiêr hoàn toàn. Yếu tố bản địa chiếm ưu thế, cho nên nếu nói Pô Mưbơk là hiện than của nữ thần Bhagavati/ Parvati, (hay Shakti) là không thuyết phục. Giòng tộc và palei Mưbơk không thể xây Danook nhỏ để thờ phu nhân của Shiva thần linh Balamôn/Hindu chính thống. Vị thần hoàn toàn không liên hệ gì đến họ. Công thức này có thể đúng với Pô Ina Nagar Nha Trang trước năm 1471, nhưng với Pô Mưbơk, thì không vì không có tư liệu và không hợp lý. Người palei Mưbơk không theo đạo Hindu, đang muốn nhớ ơn Muuk Mưbơk, lẽ nào họ xây đền để thờ cúng Bhagavati, một thần linh của đạo Hindu ở Ấn độ? Nếu nói là hiện thân của Pô Inư Nagar ở Hữu Đức hay Nha Trang cũng không đúng ví nghi thức hành lễ hoàn toàn khác nhau.

Nghi lễ Pô Mưbơk:

Sự khác biệt về nghi thức hành lễ tại Pô Mưbơk và Pô Ina Nagar ở Hữu Đức:

a/. Cúng cho Pô Mưbơk, 3 lần trong một năm, trong khi Pô Ina Nagar, một năm, một lần.

b/. Sản vật cho Pô Mưbơk theo qui định chỉ có gà, trong khi Pô Ina Nagar thì là hải sản.

c/. Chủ lễ cho Pô Mưbơk là ông tamanei giòng tộc Mưbơk, trong khi làm lễ cho Pô Ina Nagar là Pô dhia, Ông kadhar và muuk pajuw.

d/. Chịu trách nhiệm cúng Pô Mưbơk chỉ có giòng tộc Pô Mưbơk, trong khi Pô Ina Nagar dân cả làng hay cả vùng cùng đóng góp.

Danh xưng Pô Mưbơk:

Về tên gọi, về nguồn gốc của hoa văn trong y trang của ngài, tôi có trao đổi với Pô Dhia Hán Bằng (lúc ngài còn khỏe) và nhiều nhân sĩ Cham. Họ cũng cho rằng gốc gác là Pô Mưbơk, sau này có người gọi là Pô Nưgar Mưbơk. Không có hamu mưbơk ở vùng này, và tôi chưa nghe ai nói là Pô Nưgar Hamu Mưbơk, hay Palei Humu Mabek bao giờ, cho nên yếu tố này rất mới, (xin các anh vui lòng cung cấp tư liệu).

Thêm câu chuyện về ngài trong bài Pô Rôme của Ông Bố Xuân Hổ, cho thấy phần lớn cuộc đời mẹ của Pô Rômê là Bà Mưoa (tên bà lúc còn nhỏ), sau này là Muuk Mưbơk, Pô Mưbơk sinh sống tại Palei Mưbơk. Từ đó cho đến sau này không có một người nào có công đức nỗi bậc như mẹ Pô Rômê để cho đời sau nhớ ơn, cho thấy sư liên quan khá rõ giữa Pô Mưbơk và mẹ Pô Rômê.

Nếu chi tiết này không đúng thì chúng ta cũng có thể chấp nhận, và sửa chữa vời điều kiện hai điều kiện: (1) phải có bằng chứng tư liệu xác thực cụ thể, và  (2) đồng bào Cham, và giòng tộc Mưbơk đồng ý.

Kết luận:

Pô Mưbơk là di sản chung, cho nên phải lắng nghe mọi ý kiến đóng góp, để có một sự đúng đắn cần thiết. Cần phải có tư liệu cụ thể thuyết phục và bổ sung cho sự tích của ngài được hoàn chỉnh. Có như vậy thì việc trùng tu này mới có ý nghĩa là nhớ ơn công đức của ngài và lưu truyến cho đời sau. Rất mong sự đóng góp ý kiến, và tư liệu. Mọi thông tin liên quan đến Pô Mưbơk đều được ghi nhận và tri ân. Có thể gởi thư theo email riêng, hay diện thoại cho tôi đều được hoan nghênh.

Đwa phôl biak ralô,


Quang Can

Tuesday, 18 September 2012

Thư tâm tình anh em- Harak adei xa-ai duduut

Để khắc ghi nỗi vui mừng lần đầu được nói chuyện vui vẽ với anh em. Mình đọc lại và tự nhắc nhở mình cách trao đổi trên diễn đàn. Phải thật sự hòa nhã và trân trọng người đối thoại và bạn đọc. Nếu có gì đó chưa hoàn hảo là điều cần phải phấn đấu thêm, phải cố gắng cho một ngày mai tươi đẹp.

Thư Abdul Karim Lo Trung Can gởi cho ThS. Quang Can Thứ hai, 17/9/12 lúc 4:16pm

Can Quang,
Nhân nhận được email từ CQ, tôi có vài lời muốn trao đổi.
1. Về ý thức hệ đoàn kết, tôi nhất trí.
2. Về ngôn ngữ : Người Chăm chúng ta nói chung một tiếng nói. Chúng ta lại có cái may mắn có được ngôn ngữ viết hoàn chỉnh từ thời Po Rome. Ngày nay, nếu chúng ta không chịu học tập một cách nghiêm túc về ngôn ngữ chữ viết của dân tộc mình (về ngữ nghĩa và chính tả), mà phần ai nấy làm theo ý mình, thì điều gì sẽ xảy ra cho ngôn ngữ chữ viết Chăm? Và khi ngôn ngữ chữ viết Chăm không nhất quán, thì xã hội Chăm làm sao có thể phát triển được? Do vậy, mọi người phải tôn trọng tuyệt đối, đối với di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm. Và không ai có quyền sữa đổi hay chế biến nó theo kiểu riêng mình.
Tôi thấy, ý kiến HOARAYA chỉnh lại một vài từ Chăm "sai chính tả", trong bài viết của các bạn là một việc làm tốt. Điều này không có nghĩa bắt lỗi hay phê phán ai, nhưng là giúp chúng ta ngày càng viết đúng và hiểu tốt hơn về ngôn ngữ chữ viết của dân tộc mình, thí dụ như:
abih (hết, hầu hết, toàn diện...) các bạn viết sai thành (a)pik (nhắm mắt) hay bih (nọc độc; độc dược..);
alin (tặng, ban tặng, trao cho) các bạn viết sai thành lin [<lin tapin] (lênh láng; tối om);
ngap (làm, thực hành) các bạn viết sai thành ngak (không có nghĩa);
brei (cho) các bạn viết sai thành blei (mua), hay play (không có nghĩa)
payua các bạn viết sai thành padoa (không đúng với qui cách chuyển tự);
jien các bạn viết sai thành chìn (không đúng với qui cách chuyển tự);
hay từ tổng cộng các bạn lại dùng từ
abih cih, trong khi từ này chỉ có nghĩa : hết sạch; hết (trơn trọi) không còn gì nữa, còn người Chăm từ xa xưa đã dùng kihra pataom.
Đấy là tôi vẫn tôn trọng không bàn về cách phiên âm của các bạn, khác với phiên âm mà chúng tôi đang dùng : saong - song, dua - dwa, hadiep - hadiup v.v...
CQ, là người hay bàn về ngôn ngữ chữ viết của người Chăm. Là người hay hô hào bảo vệ di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm, nhưng không nắm vững được ngôn ngữ Chăm đúng và sai ở chỗ nào, thì làm sao đây?
Ở đây tôi có một đề nghị : Khi chúng ta viết tiếng Anh hay tiếng Pháp, từ nào không biết thì chúng ta tra tự điển. Tương tự, khi viết tiếng Chăm, từ nào chúng ta không chắc chúng ta nên tra tự điển vậy. Tự điển Chăm có thể tin cậy vào lúc này là Tự Điển Cam - Français của E. Aymonier và A. Cabaton (cho dù Tự Điển này còn thiếu nhiều từ). Nếu các bạn chưa có Tự Điển này, thì cố gắng tìm lấy một quyển.
3. Hiện nay, trong dư luận hiện nay đang xôn xao cho rằng, CQ có kết luận về quyển sách “Ngôn ngữ Chăm-Thực trạng và giải pháp” của 13 tác giả Chăm, chỉ đáng làm giấy đi tiểu tiện : "Sách này đọc xong thì có thể làm giấy lộn (giấy để đi tiểu tiện)", tôi muốn CQ xác nhận lại câu nói này. Càng sớm càng tốt. Nếu không, người Chăm có quyền kết luận CQ là kẻ "vô văn hóa", phát ngôn bừa bãi, đấy.
4. Tư liệu về Po Ina Nagar Hamu Mabek, hiện tôi không có, CQ có thể gọi điện xin nơi Po Dharma.

Abd. Karim
Thư trả lời của ThS. Quang Can tới anh Abd. Karim, Thứ Hai, 17/09/12, 8:37pm

Anh Karim ranam,

1/. Anh nhất trí với chuyện tôn trọng và chấp nhận khác biệt, đồng thời tha thứ cho những chuyện không hay đã qua. Nói dễ khó làm. Nếu làm được việc này, tức là chúng ta đã bẻ gẩy hàng rào vô hình ngăn cách anh em chúng ta. Chúng ta sẽ bàn kỹ việc này sau.

2/. Việc sử dụng chữ Cham trong giao tiếp là rất mới mẻ. Đại đa số không quen dùng, chúng ta cũng chưa có trường lớp. Nếu mỗi lần nói ra là bắt bẻ nhau thì chẳng ai dám dùng. Hãy thư thả đã anh. Chuyện này giữa anh và tôi có quan điểm khác nhau. Anh cứ sửa lỗi cho những ai yêu cầu. Còn những người mới trao đổi với nhau thì nên khuyến khích họ trao đổi trong nhóm vì họ đồng ý và hiểu kiểu trao đổi đó. Sai nhiều là điều khó tránh. Dùng nhiều thì cái sai sẽ giảm dần theo thời gian.

Trong điện thư tiếng Việt, họ cũng rất thoải mái, có dấu, không dấu, sai chính tả. Nên chăng chúng nên NUÔI DƯỠNG phong trào sử dụng giao tiếp VIẾT tiếng Cham. Latinh, Khar Thrah, hay Javi.

Có thể anh không đồng quan điểm như vậy. Nhưng hoàn cảnh chúng ta có qua nhiều thứ khác nhau. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những cái đồng thuận nhỏ nhoi nhất. Chúng ta hãy nói chuyện vui vẽ và tôn trọng nhau, có được khônbg anh? mọi quá trình đều phải từ từ. Nếu có chuyện cần nặng lời với nhau thì anh cứ gọi điện thoại thẳng vào số của tôi. Tôi cũng vài lần làm như vậy, chứ không bao giờ nặng lời với ai đó mà không trực tiếp.

3/. Tất cả những gì tôi nói về Ahkhar Thrah đều nằm trong bài viết, hoặc gặp trưc tiếp với anh Phần:

Một nguyên tắc mà người Mỹ đào tạo trong nhà trường là không làm phương hại đến tinh thần và vật chất của đối tượng nghiên cứu. Đối tương ở đây liên quan đến người Cham, và các trí thức Cham. Anh biết tính tôi rồi, trước sao nay vẫn vậy. Nếu anh tin Lạnh Mùa Đông thì anh thành con rối mất. Bài viết tôi đề cập đến 13 tác giả trong link này:



Nếu các anh nghĩ rằng đó là nặng lời thì mong các anh tha thứ. Từ lời nói đến việc làm, mình đang vận động cho mọi người cùng nói và viết tiếng Cham, nếu mình không khéo động viên thì ai nghe, và làm theo mình hả anh? Cái thói quen khó bỏ từ thời làm ở BBS. Chuyện nói tôi súc phạm ai đó ở đâu, có lẽ khó tìm.

Cái này thì ông Lạnh Mùa Đông đùa ác ý quá, mà lại có người tin thiệt. Anh cũng có vẽ đang làm gì đó cho Cham, nếu ngôn từ anh dùng mềm nại hơn chắc chắn ứơc vọng của anh có cơ may thành hiện thực nhiều hơn.

Nếu mình có khác nhau đôi chút thì không có gì lớn đâu anh. Chúng ta có quá nhiều điểm chung, hãy nhìn và cùng hợp tác vào điểm chung giống nhau đó, rồi mọi khác biệt sẽ tan biến rất nhanh.

4/. Chuyện tài liệu về Pô Mưbơk sẽ nhờ anh Dharma và các nhà nghiên cứu Champa học giúp đở, cả người Cham lẫn người Việt, vì nhiều người Việt quanh vùng có thắp nhang cúng bà, cái niềm tin tâm linh đó đáng được trân trọng.

Rất mong được hầu chuyện với anh thêm nữa.

Đua Phôl Xa-ai biak ralô,

Can Q

Sự tích Pô Ramê liên quan đến Pô Mưbơk


ThS. Quan Can

Để bạn đọc rộng đường suy luận về sự tích Pô Mưbơk, chúng tôi sẽ dần cung cấp thêm tư liệu liên quan đến Po Mưbơk. Đây là một bài viết về Pô Rame liên quan đế Pô Mưbơk. Tác giả của bài này là Bố Xuân Hổ, cháu nội ruột của học giả Pháp Etienne Francois Aymonier, con trai của cụ Bố Thuận, một nhà nghiên cứu Champa và là nhà giáo nổi tiếng.
 
Tư liệu này cho thấy, thời gian Pô Ramê tức là Ja Kathot cư trú tại làng Mưbơk rất lâu, từ thời niên thiếu đến khi trở thành Quốc vương Champa. Bà mẹ của ngài cũng ở tại đó, đùm bọc và chăm sóc dân làng vùng Mưbơk cho đến khi qua đời. Trích từ cuốn sách “ Truyền thuyết các tháp Cham” của Bố Xuân Hổ nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc ấn hành năm 1995.

Phần tiếng Việt, và tiếng Anh dưới đây:
Chúc mikwa kajap karô pô pajiơng,