Do Vụ Giáo dục dân tộc(Bộ Giáo dục và Đào tạo)tổ chức.
Ngày 26/11/2011, Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức Hội thảo đánh giá chương trình sách giáo khoa tiếng Chăm tại khách sạn Thống Nhất tỉnh Ninh Thuận.
Tham gia Hội thảo, ngoài chuyên viên của Vụ còn có các tác giả bộ sách giáo khoa tiếng Chăm, đại diện Sở giáo dục- Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Ban giám hiệu các trường dạy học tiếng Chăm và giáo viên trực tiếp dạy tiếng Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đại biểu đã thảo luận, đánh giá một cách nghiêm túc những ưu điểm, hạn chế chương trình tiếng Chăm tiểu học số 74/2008/QĐ-BGDT ngày 26/12/2008 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, chương trình có nhiều ưu điểm, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu dạy học tiếng Chăm cấp tiểu học. Những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ chữ viết Chăm được phân bố vừa phải cho 5 bộ sách từ quyển 1 cho đến quyển 5. Hạn chế lớn nhất của chương trình là việc cân đối các âm vần tiếng Chăm dồn nhiều vào quyển 2 gây khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh-đặc biệt là đối với các nơi chỉ dạy 3 tiết/tuần.Thứ tự bài học một số phân môn luyện từ và câu, tập làm văn Chăm 4,5 chưa hợp lý.
Về bộ sách giáo khoa, Hội thảo đã đánh giá cao 5 bộ sách giáo khoa tiếng Chăm cả về hình thức lẫn nội dung. Bộ sách đã triển khai đúng tinh thần chương trình 74/2008/QĐ-BGDT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Hình thức đẹp, có nhiều tranh minh họa bài học, sách in nhiều màu, chữ in chuẩn theo font vi tính, kích cỡ vừa phải. Cấu trúc bài học đảm bảo tính khoa học và yêu cầu về sư phạm. Nội dung bài học có nhiều cải tiến, tinh chọn. Ngữ liệu các bài học chủ yếu là những kiến thức thông dụng, gần gũi với cuộc sống của đồng bào Chăm. Các từ khóa,câu khóa, câu ứng dụng, các bài tập đọc đã vận dụng những câu thơ, câu văn, ca dao, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ của đồng bào Chăm, có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh Chăm.
Hội thảo đề nghị nhà xuất bản cần chỉnh sửa một số sai sót do lỗi kỹ thuật trong quá trình in ấn, thay một số tranh chưa thể hiện được bản sắc đặc thù của đồng bào Chăm. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng cần định hướng việc sản xuất đồ dùng dạy học, biên soạn các loại sách công cụ, sách đọc thêm, dạy thêm tiếng Chăm.
Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011 của liên bộ GD-ĐT,bộ Nội vụ, bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Thủ tướng chính phủ qui định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ mở ra một hướng đi mới, tích cực hơn trong công tác dạy học tiếng dân tộc nói chung, tiếng Chăm nói riêng.
Lộ Minh Trại
(Phòng GDDT- Sở GD-ĐT Ninh Thuận)
Thursday, 22 December 2011
Chữ Cham Akhar Thrah chuẩn hóa của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham
ThS. Quảng Đại Cẩn,
Viết ngắn trả lời các thắc mắc về:
Xin chân thành cám ơn một số điện thư hồi đáp về bài viết: “Chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham có trong Từ điển Aymonier- Cabaton, là di sản của tổ tiên”.
Tôi xin có giải đáp vắn tắc, trình bày các sự kiện, để bạn đọc có thể tự mình đánh giá đúng những quan điểm về chữ Cham Akhar Thrah (AT) chuẩn hóa và truyền thống giống và khác nhau như thế nào? Bản chất của AT Cham và tại sao có những tranh cải kéo đài vô bổ như vừa qua?
A/. Bản chất của AT Cham, sự khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống:
1/. Về chữ cái inư akhar, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Hoàn toàn giống nhau về số lượng chử cái và cách sử dụng đọc và viết trong AT chuẩn hóa và truyền thống. Tất cả có 41 inư akhar, trong đó gồm có 35 inư akhar biểu thị phụ âm và 6 inư akhar biểu thị nguyên âm, là hạt nhân để phát triển một ngữ tố. Bảng chử cái Cham có trong các từ điển Cham và sách giáo khoa tiếng Cham của BBSSCC đã xuất bản. (xem trong phụ lục 1)
2/. Về dấu âm, chân chữ takai akhar, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Hoàn toàn giống nhau về số lượng và cách sử dụng đọc viết trong AT chuẩn hóa và truyền thống. Tất cả gồm có 15 takai akhar: số lượng takai akhar đứng trước inư akhar là 3; dứng sau inư akhar là 2; đứng dưới inư akhar là 4; và đứng trên inư akhar là 6. (Xem trong phụ lục 1)
Hai yếu tố cơ bản này giống nhau hoàn toàn thì cơ bản chúng ta có thể nói là AT chuẩn hóa và truyền thống là một. Nếu nói AT chuẩn hóa là lai căng, chế biến hay cải biên thì phải chứng minh cho được yếu tố nào là MỚI VAY MƯỢN TỪ BÊN NGOÀI. Ví dụ chử quốc ngữ, họ đã chế tạo ra thanh điệu: sắc huyền hỏi ngã, và nặng để làm cho mẫu tự Latinh có thể diển tả chính xác âm Việt. Không ai bảo là chữ quốc ngữ lai căng cả. Chữ Cham Jawi cũng vậy, khi dùng chữ Arap để diển đạt tiếng Cham, người Cham cũng thêm vài (4) dấu âm để thể hiện được chính xác các âm tiếng Cham và mọi người coi đó là một điều tự nhiên.
3/. Về vần- sap pauh, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Đây là mấu chốt của vấn đề. Chữ Cham AT truyền thống phát triển từ thời Po Romê, lưu truyền và sử dụng đến năm 1906 có cách viết rất TỰ DO THOẢI MÁI vì nhiều lí do khách quan và chủ quan. Điều này thể hiện rõ khi xem xét các văn bản viết tay ở các vùng miền khác nhau, Panrang, Parik, Pajai, và Cham Jahet ở Campuchia. Nhất là có thể kiểm chứng ngay trong từ điển Aymonier-Cabaton, 1906. Một chữ được viết theo nhiều kiểu, và một cách viết có thể đọc theo nhiều âm và có nghĩa khác nhau. Sự khác biệt đó giảm dần trong từ điển Moussay 1971, và các từ điển Cham sau này. Từ năm 1978 đến nay, chữ Cham AT của BBSSCC, đang dạy trong các trường, được chuẩn hóa và chọn lọc từ trong số những cách viết mà tổ tiên ta đã sử dụng THEO LUẬT CHÍNH TẢ NHẤT ĐỊNH, tất cà đều có trong từ điển Aymonier-Cabaton, 1906 và Moussay, 1971. (Xem Chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham có trong từ điển Aymonier-Cabaton, là di sản của tổ tiên trong sapchamblogspot.com, tincham.in và nguoicham.com…)
Một khi đã sử dụng tất cả các inư akhar và takai akhar đó để thể hiện tiếng Cham thì không thể gọi là lai căng hay chế biến được, dù người viết có chọn kiểu nào đi nữa. Do đó có thể khẳng định là CHỮ CHAM AKHAR THRAH CHUẨN HÓA ĐANG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CHAM VÀ CHỮ CHAM TRUYỀN THỐNG LÀ MỘT.
B/. Những ngộ nhận kéo dài không cần thiết:
4/. Có người cho rằng học xong chữ BBSSCC học sinh không đọc đươc chữ truyền thống của ông bà để lại, có đúng vây không, tại sao?
Chữ Cham AT truyền thống và chữ Cham chuẩn hóa là một nên các em đã đọc thông viết thạo chữ Cham khi xong bậc tiểu học sẽ hoàn toàn đọc được, với một điều kiện chữ đó phải được in hay viết chân phương rõ ràng. Chữ Chăm trong các văn bản cổ thường viết tháo và đôi khi kết hợp với akhar tuơl, và akhar galimưng thì các em không đọc được và các nhà phản đối “AT chế biến” cũng không đọc được, hoặ rất khó khăn và mất thời gian khi đọc. (Xin xem phụ lục 2).
5/. Tại sao học xong tiểu học, biết đọc biết viết chữ Cham AT, nhưng sau vài năm các em lại quên?
Khi học xong thì các em đọc thông viết thạo tiếng Cham. Ở cấp Trung học không có chương trình tiếng Cham, thường xuyên tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt khiến các em quên dần chữ Cham. Chính phủ Việt Nam và xã hội cần tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với tiếng Cham, chữ Cham ít nhất một tiết học mỗi tuần ở bậc Trung học thì thành quả thông thạo chữ Cham mới duy trì được.
6/. Tại sao có nhiều nhà nghiên cứu người Cham có học vị cao phản đối chữ Cham đang học trong nhà trường?
Đó là quyền tự do thể hiện sự hiểu biết của bản thân từng nhà nghiên cứu, nghiên cứu cho riêng mình hay được đồng bào áp dụng. NẾU HỌ CHỨNG MINH ĐƯỢC BBSSCC ĐÃ CHẾ TẠO INƯ AKHAR HAY TAKAI AKHAR NÀO MỚI MÀ KHÔNG TÌM THẤY TRONG KHO TÀNG AKHAR THRAH CHAM THÌ HỌ HOÀN TOÀN ĐÚNG. Inư akhar và takai akhar mới đó là lai căng sẽ bị huỷ ngay lập tức. Sự ngộ nhận chỉ đến với những ai chỉ dùng AT để đọc văn bản cổ, chưa hoặc không bao giờ sử dụng để viết trong giao tiếp và sáng tác. Họ tiếp cận AT một các phiến diện, chỉ đọc không viết thì ngộ nhận là một điều tự nhiên.
Nếu ai đó đã học, đọc thông viết thạo chữ Cham AT, và dùng để viết thư trao đổi hay viết nhật ký khoảng vài ba trăm trang giấy thì sẽ thấy chuẩn hóa, chọn một luật chính tả là cần thiết để một thông điệp viết ra mang nghĩa rõ ràng chuẩn xác. Hoặc nếu họ đã đọc hết cuốn từ điển Aymonier-Cabaton thì họ sẽ nghĩ khác và thấy rõ ràng chuẩn hóa hay truyền thống cũng chỉ là một. Chữ Việt có dấu và không dấu cũng là chữ Việt. Ví dụ như phong trào học chữ Cham AT của sinh viện Cham Sài Gòn giai đọan 1975 đến 1980, là học để viết thư từ, nhật ký, và sáng tác cho tập san “Jalan tal Vijaya” họ thấy rõ giá trị của việc chuẩn hóa, và hiểu rõ dù chuẩn hay không chuẩn AT Cham cũng chỉ là một. Xin được phép nêu tên một vài nhân chứng như là lời cám ơn vì họ đã góp sức bảo tốn và vun bồi tình yêu vô bờ đối với tiếng Cham cho ít ỏi sinh viên và đồng hương Cham tại Sài Gòn. Gồm có anh Thuận Tài, Trương Ngạt, Lưu Đảo, Phú Trạm, Dung Chiêm, Saleh,… chị Hiểu, Sáng, Ngọc, Chè, Hải … hiện sống tại Mỹ có Châu Triển, Lưu Thanh Thúy… Cho dù BBSSCC có thật sự chế tạo “Pauh gak” và “darsa không chrauh aw” (2 trong số hơn 180 vần Cham) đi nữa thì cũng không đủ điều kiện để nói rằng AT của BBSSCC là lai căng hay chế biến. Hơn thế nữa họ đã kế thừa “Pauh gak” và “darsa không chrauh aw” từ từ điển Aymonier-Cabaton các đây trên 100 năm. Do đó AT chuẩn hóa và truyền thống chắc chắn là một.
7/. Có người cáo buộc anh là đang viết bài lai căng và đang phá hoại di sản ngôn ngữ Champa, anh nghỉ sao?
Tôi luôn luôn trân quý sự nhiệt huyết của anh ấy, nhưng cần nghe “lai căng” ở chổ nào, và lai căng ngôn ngữ nào, với inư hay takai akhar nào?, để thuyết phục đươc đông đảo bạn đọc quan tâm. Nếu không thì không đủ cơ sở để nói rằng AT Cham có hai loại. Mong được học ở bậc đàn anh khả kính ấy cách TRAO ĐỔI KHOA HỌC để bạn đọc thấy là các khoa bảng Cham đang trao đổi khoa học chứ không tạo sự hiểu nhầm là đang cải nhau, đang tạo bè, đảng. Đi ngược với tinh thần Cham: Kuuk, kuuk suang gơp, hơ, hơ saung gơp, trong mọi sinh hoạt cộng đồng, nghĩa là: “cúi, cúi cùng nau, ngẩng, ngẩng cùng nhau”. Bị cáo buộc một việc mà tôi không làm thì tôi không bận tâm, họ nói họ nghe, họ viết họ đọc.
Tôi luôn kính trọng những nhà nghiên cứu chân chính và có trách nhiệm. Công bố những nghiên cứu trong LÃNH VỰC CHUYÊN MÔN của mình đến bạn đọc, nhiều khoa bảng Cham đã làm rất tốt. Giúp công chúng và đồng bào hiểu kỹ những vấn đề quan tâm. Công chúng, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạch định chính sách, sẽ tự mình thấy đúng sai và quyết định chọn phương án nào để bảo tồn và phát triển hiệu quả di sản của tổ tiên. Câu chuyện AT Cham đã có kết luận từ tháng 2 năm 2007. Không ai muốn phá hoại, và phá hoại được di sản tiếng Cham khi mà người đó đang khuyến khích và cố gắng GIẢNG DẠY, TRUYỀN BÁ, VÀ SỬ DỤNG TIẾNG CHAM, dù là bằng chữ AT, Latinh hay Jawi. BBSSCC truyền bá chữ Cham tiếng Cham là một ví dụ, cũng như các lớp học chữ Cham Jawi ở các Sang Mưgik tại Nam Việt Nam, Campuchia và Hoa Kỳ. Họ đang bảo tồn tiếng Cham, chúng ta mang ơn họ, và nên tiếp tay với họ.
Khi nghi ngờ tính đúng đắn của chân lý mình đưa ra, một ít nhà khoa học cố chê bai, lên án những người có quan điểm khác. Điều đó làm bạn đọc tránh xa và càng nghi ngờ hơn tính thực tiển khả thi của nghiên cứu của họ. Chính họ tự biến nghiên cứu của họ thành thứ “hàng mã”. Vì công chúng chính là NGƯỜI THẦY KHÁCH QUAN có thể đánh giá được đúng sai các nghiên cứu để tự áp dụng vào cuộc sống, hoặc chỉ để đọc cho vui.
Ha Uy Di, Bal Kate thun 2011
Phuơl dhar Kate Champa 2011
Phụ lục 1 Inư, takai Akhar Thrah Cham dùng trong sách BBSSCC.
Phụ lục 2 Trích đoạn bản chép tay Akhar Thrah trong Inulang Amonier-Cabaton 1906.
Viết ngắn trả lời các thắc mắc về:
Xin chân thành cám ơn một số điện thư hồi đáp về bài viết: “Chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham có trong Từ điển Aymonier- Cabaton, là di sản của tổ tiên”.
Tôi xin có giải đáp vắn tắc, trình bày các sự kiện, để bạn đọc có thể tự mình đánh giá đúng những quan điểm về chữ Cham Akhar Thrah (AT) chuẩn hóa và truyền thống giống và khác nhau như thế nào? Bản chất của AT Cham và tại sao có những tranh cải kéo đài vô bổ như vừa qua?
A/. Bản chất của AT Cham, sự khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống:
1/. Về chữ cái inư akhar, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Hoàn toàn giống nhau về số lượng chử cái và cách sử dụng đọc và viết trong AT chuẩn hóa và truyền thống. Tất cả có 41 inư akhar, trong đó gồm có 35 inư akhar biểu thị phụ âm và 6 inư akhar biểu thị nguyên âm, là hạt nhân để phát triển một ngữ tố. Bảng chử cái Cham có trong các từ điển Cham và sách giáo khoa tiếng Cham của BBSSCC đã xuất bản. (xem trong phụ lục 1)
2/. Về dấu âm, chân chữ takai akhar, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Hoàn toàn giống nhau về số lượng và cách sử dụng đọc viết trong AT chuẩn hóa và truyền thống. Tất cả gồm có 15 takai akhar: số lượng takai akhar đứng trước inư akhar là 3; dứng sau inư akhar là 2; đứng dưới inư akhar là 4; và đứng trên inư akhar là 6. (Xem trong phụ lục 1)
Hai yếu tố cơ bản này giống nhau hoàn toàn thì cơ bản chúng ta có thể nói là AT chuẩn hóa và truyền thống là một. Nếu nói AT chuẩn hóa là lai căng, chế biến hay cải biên thì phải chứng minh cho được yếu tố nào là MỚI VAY MƯỢN TỪ BÊN NGOÀI. Ví dụ chử quốc ngữ, họ đã chế tạo ra thanh điệu: sắc huyền hỏi ngã, và nặng để làm cho mẫu tự Latinh có thể diển tả chính xác âm Việt. Không ai bảo là chữ quốc ngữ lai căng cả. Chữ Cham Jawi cũng vậy, khi dùng chữ Arap để diển đạt tiếng Cham, người Cham cũng thêm vài (4) dấu âm để thể hiện được chính xác các âm tiếng Cham và mọi người coi đó là một điều tự nhiên.
3/. Về vần- sap pauh, có gì khác nhau giữa AT chuẩn hóa và truyền thống?
Đây là mấu chốt của vấn đề. Chữ Cham AT truyền thống phát triển từ thời Po Romê, lưu truyền và sử dụng đến năm 1906 có cách viết rất TỰ DO THOẢI MÁI vì nhiều lí do khách quan và chủ quan. Điều này thể hiện rõ khi xem xét các văn bản viết tay ở các vùng miền khác nhau, Panrang, Parik, Pajai, và Cham Jahet ở Campuchia. Nhất là có thể kiểm chứng ngay trong từ điển Aymonier-Cabaton, 1906. Một chữ được viết theo nhiều kiểu, và một cách viết có thể đọc theo nhiều âm và có nghĩa khác nhau. Sự khác biệt đó giảm dần trong từ điển Moussay 1971, và các từ điển Cham sau này. Từ năm 1978 đến nay, chữ Cham AT của BBSSCC, đang dạy trong các trường, được chuẩn hóa và chọn lọc từ trong số những cách viết mà tổ tiên ta đã sử dụng THEO LUẬT CHÍNH TẢ NHẤT ĐỊNH, tất cà đều có trong từ điển Aymonier-Cabaton, 1906 và Moussay, 1971. (Xem Chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham có trong từ điển Aymonier-Cabaton, là di sản của tổ tiên trong sapchamblogspot.com, tincham.in và nguoicham.com…)
Một khi đã sử dụng tất cả các inư akhar và takai akhar đó để thể hiện tiếng Cham thì không thể gọi là lai căng hay chế biến được, dù người viết có chọn kiểu nào đi nữa. Do đó có thể khẳng định là CHỮ CHAM AKHAR THRAH CHUẨN HÓA ĐANG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CHAM VÀ CHỮ CHAM TRUYỀN THỐNG LÀ MỘT.
B/. Những ngộ nhận kéo dài không cần thiết:
4/. Có người cho rằng học xong chữ BBSSCC học sinh không đọc đươc chữ truyền thống của ông bà để lại, có đúng vây không, tại sao?
Chữ Cham AT truyền thống và chữ Cham chuẩn hóa là một nên các em đã đọc thông viết thạo chữ Cham khi xong bậc tiểu học sẽ hoàn toàn đọc được, với một điều kiện chữ đó phải được in hay viết chân phương rõ ràng. Chữ Chăm trong các văn bản cổ thường viết tháo và đôi khi kết hợp với akhar tuơl, và akhar galimưng thì các em không đọc được và các nhà phản đối “AT chế biến” cũng không đọc được, hoặ rất khó khăn và mất thời gian khi đọc. (Xin xem phụ lục 2).
5/. Tại sao học xong tiểu học, biết đọc biết viết chữ Cham AT, nhưng sau vài năm các em lại quên?
Khi học xong thì các em đọc thông viết thạo tiếng Cham. Ở cấp Trung học không có chương trình tiếng Cham, thường xuyên tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt khiến các em quên dần chữ Cham. Chính phủ Việt Nam và xã hội cần tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với tiếng Cham, chữ Cham ít nhất một tiết học mỗi tuần ở bậc Trung học thì thành quả thông thạo chữ Cham mới duy trì được.
6/. Tại sao có nhiều nhà nghiên cứu người Cham có học vị cao phản đối chữ Cham đang học trong nhà trường?
Đó là quyền tự do thể hiện sự hiểu biết của bản thân từng nhà nghiên cứu, nghiên cứu cho riêng mình hay được đồng bào áp dụng. NẾU HỌ CHỨNG MINH ĐƯỢC BBSSCC ĐÃ CHẾ TẠO INƯ AKHAR HAY TAKAI AKHAR NÀO MỚI MÀ KHÔNG TÌM THẤY TRONG KHO TÀNG AKHAR THRAH CHAM THÌ HỌ HOÀN TOÀN ĐÚNG. Inư akhar và takai akhar mới đó là lai căng sẽ bị huỷ ngay lập tức. Sự ngộ nhận chỉ đến với những ai chỉ dùng AT để đọc văn bản cổ, chưa hoặc không bao giờ sử dụng để viết trong giao tiếp và sáng tác. Họ tiếp cận AT một các phiến diện, chỉ đọc không viết thì ngộ nhận là một điều tự nhiên.
Nếu ai đó đã học, đọc thông viết thạo chữ Cham AT, và dùng để viết thư trao đổi hay viết nhật ký khoảng vài ba trăm trang giấy thì sẽ thấy chuẩn hóa, chọn một luật chính tả là cần thiết để một thông điệp viết ra mang nghĩa rõ ràng chuẩn xác. Hoặc nếu họ đã đọc hết cuốn từ điển Aymonier-Cabaton thì họ sẽ nghĩ khác và thấy rõ ràng chuẩn hóa hay truyền thống cũng chỉ là một. Chữ Việt có dấu và không dấu cũng là chữ Việt. Ví dụ như phong trào học chữ Cham AT của sinh viện Cham Sài Gòn giai đọan 1975 đến 1980, là học để viết thư từ, nhật ký, và sáng tác cho tập san “Jalan tal Vijaya” họ thấy rõ giá trị của việc chuẩn hóa, và hiểu rõ dù chuẩn hay không chuẩn AT Cham cũng chỉ là một. Xin được phép nêu tên một vài nhân chứng như là lời cám ơn vì họ đã góp sức bảo tốn và vun bồi tình yêu vô bờ đối với tiếng Cham cho ít ỏi sinh viên và đồng hương Cham tại Sài Gòn. Gồm có anh Thuận Tài, Trương Ngạt, Lưu Đảo, Phú Trạm, Dung Chiêm, Saleh,… chị Hiểu, Sáng, Ngọc, Chè, Hải … hiện sống tại Mỹ có Châu Triển, Lưu Thanh Thúy… Cho dù BBSSCC có thật sự chế tạo “Pauh gak” và “darsa không chrauh aw” (2 trong số hơn 180 vần Cham) đi nữa thì cũng không đủ điều kiện để nói rằng AT của BBSSCC là lai căng hay chế biến. Hơn thế nữa họ đã kế thừa “Pauh gak” và “darsa không chrauh aw” từ từ điển Aymonier-Cabaton các đây trên 100 năm. Do đó AT chuẩn hóa và truyền thống chắc chắn là một.
7/. Có người cáo buộc anh là đang viết bài lai căng và đang phá hoại di sản ngôn ngữ Champa, anh nghỉ sao?
Tôi luôn luôn trân quý sự nhiệt huyết của anh ấy, nhưng cần nghe “lai căng” ở chổ nào, và lai căng ngôn ngữ nào, với inư hay takai akhar nào?, để thuyết phục đươc đông đảo bạn đọc quan tâm. Nếu không thì không đủ cơ sở để nói rằng AT Cham có hai loại. Mong được học ở bậc đàn anh khả kính ấy cách TRAO ĐỔI KHOA HỌC để bạn đọc thấy là các khoa bảng Cham đang trao đổi khoa học chứ không tạo sự hiểu nhầm là đang cải nhau, đang tạo bè, đảng. Đi ngược với tinh thần Cham: Kuuk, kuuk suang gơp, hơ, hơ saung gơp, trong mọi sinh hoạt cộng đồng, nghĩa là: “cúi, cúi cùng nau, ngẩng, ngẩng cùng nhau”. Bị cáo buộc một việc mà tôi không làm thì tôi không bận tâm, họ nói họ nghe, họ viết họ đọc.
Tôi luôn kính trọng những nhà nghiên cứu chân chính và có trách nhiệm. Công bố những nghiên cứu trong LÃNH VỰC CHUYÊN MÔN của mình đến bạn đọc, nhiều khoa bảng Cham đã làm rất tốt. Giúp công chúng và đồng bào hiểu kỹ những vấn đề quan tâm. Công chúng, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạch định chính sách, sẽ tự mình thấy đúng sai và quyết định chọn phương án nào để bảo tồn và phát triển hiệu quả di sản của tổ tiên. Câu chuyện AT Cham đã có kết luận từ tháng 2 năm 2007. Không ai muốn phá hoại, và phá hoại được di sản tiếng Cham khi mà người đó đang khuyến khích và cố gắng GIẢNG DẠY, TRUYỀN BÁ, VÀ SỬ DỤNG TIẾNG CHAM, dù là bằng chữ AT, Latinh hay Jawi. BBSSCC truyền bá chữ Cham tiếng Cham là một ví dụ, cũng như các lớp học chữ Cham Jawi ở các Sang Mưgik tại Nam Việt Nam, Campuchia và Hoa Kỳ. Họ đang bảo tồn tiếng Cham, chúng ta mang ơn họ, và nên tiếp tay với họ.
Khi nghi ngờ tính đúng đắn của chân lý mình đưa ra, một ít nhà khoa học cố chê bai, lên án những người có quan điểm khác. Điều đó làm bạn đọc tránh xa và càng nghi ngờ hơn tính thực tiển khả thi của nghiên cứu của họ. Chính họ tự biến nghiên cứu của họ thành thứ “hàng mã”. Vì công chúng chính là NGƯỜI THẦY KHÁCH QUAN có thể đánh giá được đúng sai các nghiên cứu để tự áp dụng vào cuộc sống, hoặc chỉ để đọc cho vui.
Ha Uy Di, Bal Kate thun 2011
Phuơl dhar Kate Champa 2011
Phụ lục 1 Inư, takai Akhar Thrah Cham dùng trong sách BBSSCC.
Phụ lục 2 Trích đoạn bản chép tay Akhar Thrah trong Inulang Amonier-Cabaton 1906.
Saturday, 3 December 2011
Vai trò của trí thức, cao niên Cham trong việc bảo tồn tiếng Cham
I/. Bài học từ 6300 tiếng đã bị tiêu vong:
1/. Ngôn ngữ CHẾT (death), tức là thứ tiếng đó không GIAO TIẾP được, không còn người nói thông viết thạo, do người cuối cùng nói thứ tiếng đó chết hoặc người nói và viết được tiếng đó (active language) chuyển sang giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, cho dù còn nhiều người nghe, đọc, và hiểu được, tiếng nói đó (passive language) vẫn xem như đã chết. Khi số người còn hiểu được tiếng đó chết đi thì ngôn ngữ đó TIÊU VONG (extinct).
2/. Ngôn ngữ chỉ tồn tại khi có quá trình GIAO TIẾP, hội đủ ba yếu tố sau:
a. Người nói thông viết thạo thứ ngôn ngữ đó (native speakers).
b. Mạng lưới người cùng ngôn ngữ, đồng tộc (minority language network), hay mạng lưới người cùng hoàn cảnh xã hội và văn hóa (minority socio-cultural network), ví dụ như giữa người Cham với nhau trong không khí lễ Kate, Ramưwan hay Rơja (ngày lễ ở vùng Cham Nam Bộ) hay Tin lành Công giáo Cham.
c. Họ cùng có nhu cầu giao tiếp với nhau (communicative needs).
Nghĩa là các cá nhân trong cộng đồng ngôn ngữ đó, gia đình, giòng họ, nhóm trí thức, nhóm bạn, muốn GIAO TIẾP nói và viết bằng tiếng mẹ đẻ của họ thì quá trình giao tiếp tiếng mẹ đẻ xẫy ra. Ví dụ như tiếng Cham, đây là hoàn cảnh duy nhất có thể giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ, cơ hội hiếm hoi để truyền bá tiếng Cham. Đây là không gian giao tiếp (communicative space) duy nhất để nuôi dưỡng tiếng Cham, nếu ai đó dùng tiếng Việt thì khi nào và với ai họ có thể dùng tiếng Cham? Hay không bao giờ và như thế đồng nghĩa với- không giao tiếp bằng tiếng Cham- tức là tiếng Cham đang chết. Giống như sự đang chết của tiếng Jawa, Sunda, và Bali ở Indonesia bi thay bởi tiếng Mã, sự đã và đang chết của 6.300 tiếng mẹ đẻ trong tổng số khoảng 7000 tiếng nói của loài người. Không GIAO TIẾP bằng bằng tiếng mẹ đẻ nữa là nguyên nhân TRỰC TIẾP và CHỦ YẾU dẫn đến cái chết của tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên nếu dân tộc nào quyết và biết giữ tiếng của mình thì không ai có thể giết chết tiếng đó được (Baker, 2006). Quá trình hồi sinh tiếng Hebrew, của dân tộc Do Thái là một ví dụ điển hình, dù đã chết, sau 1000 năm lưu lạc, nhưng khi họ tập trung lại để lập quốc thì họ học lại và sử dụng mọi lúc mọi nơi duy nhất tiếng Hebrew, khi có cơ hội giao tiếp với nhau, nay có trên năm triệu người nói thứ tiếng này (Zuckermann, 2006).
3/. Cơ chế dịch chuyển ngôn ngữ (language shift) trong một cộng đồng sự dịch chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thường diễn ra theo năm giai đoạn (bước). Ví dụ đối với người Cham sống tại Mỹ thì sự dịch chuyễn ngôn ngữ khã dĩ được mô tả như sau (C- dùng tiếng Cham thông thạo, E- dùng tiếng Mỹ thông thạo, c- dùng tiếng Cham ít, khả năng hạn chế, và không tự tin, e- dùng tiếng Mỹ ít, khả năng hạn chế, và không tự tin): C- Ce- CE- cE- E
Nghĩa là ban đầu chỉ tình trạng ngôn ngữ của họ là thông thạo chỉ có tiếng Cham, sau đó có thêm một ít tiếng Mỹ, sau nữa là thông thạo cả tiếng Cham và Mỹ, rồi thông thạo tiếng Mỹ với tiếng Cham bị ít dùng, quên dần, và cuối cùng chỉ có tiếng Mỹ duy nhất. Cơ chế đó lặp đi lặp lại từ ngày làn sóng di cư sang Mỹ lần đầu tiên cho đến ngày hôm nay, có thể kéo dài trong vòng 3 thế hệ, hoặ 4 thế hệ. Ví dụ cháu, chắc của người di trú tới Hoa Kỳ gốc Nhật, Hoa, và Châu Âu nay hầu hết là người đơn ngữ tiếng Mỹ. Tuy nhiên đối với cộng đồng thiểu số dù nhỏ, bị bao quanh bởi môi trường ngôn ngữ ưu thế hơn, nếu họ tạo được không gian văn hóa và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ lành mạnh và bền chặt thì tiếng mẹ đẻ của họ có môi trường để tồn tại và phát triển. Ví dụ như người Puerto Rican ở New York, người Mễ ở Texas và California, và người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Hy Lạp.
4/. Tâm lý sử dụng song ngữ của các trẻ em thiểu số là khi ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt của các em Cham ở Việt Nam, tiếng Mỹ của các em Việt ở Mỹ) đạt mức“ thành thạo như tiếng mẹ đẻ” (native-like proficiency) thì họ thường giao tiếp bằng tiếng thứ hai hơn và tránh, giảm, rồi thôi dùng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp với người đồng tộc, trong cộng đồng, và với cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến lượng người nói và viết tiếng mẹ đẻ sắc tộc thiểu số giảm mạnh (vì lớp trẻ là nguồn bổ sung duy nhất lượng người nói tiếng mẹ đẻ). Ngôn ngữ thiểu số, không được dùng trong giao tiếp thì sẽ chết và bị tiêu vong.
II/. Thực trạng của người thiểu số Cham:
1/. Một bước nữa tiếng Cham thành tử ngữ:
Nếu nhìn vào lộ trình tiêu vong 5 giai đoạn (cơ chế dịch chuyển ngôn ngữ) của một ngôn ngữ thí chúng ta, tiếng Cham, đang ở giai đoạn thứ tư hoặc bốn rưỡi: tức là một bước nữa thì tiếng Cham thành tử ngữ và chúng ta chỉ còn có một thứ ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp đó là tiếng Việt tại Việt Nam và tiếng Anh tại Mỹ. Vì hiện nay không gian giao tiếp trong nội bộ cộng đồng Cham, nói và viết bằng tiếng Cham ít hơn, thận chí rất ít, hoặc pha trộn, hoặc không có tiếng Cham (như trong điện thư trao đổi giữa các trí thức đàn anh, hang đầu của Cham hoàn toàn bằng tiếng Việt). Vài ý kiến cho rằng tiếng Cham hiện nay đã ít dùng mà lại còn pha trộn nhiếu tiếng Việt, ví dụ: theo Inrasara và Phutra Noroya trong Inrasara.com có 50-60% tiếng Việt, Văn Món có 60% tiếng Việt, trong “Sự lai căng và suy thoái, 2010”. Thực ra tỷ lệ pha trộn tiếng Việt trong lới nói Cham đó có thể thấp hơn vì nhiều từ mới chúng ta không có phải vay mượn như: Tivi, Vali, computer… tiếng Việt, Tagalog, Mã… vẫn vay mượn khi cả cộng đồng họ thấy thuận tiện trong giao tiếp. Một số từ mới phát sinh và vài từ cũ chết đi là điều tự nhiện đối với một sinh ngữ, và sẽ được thể hiện trong các từ điển. Ví dụ như có sự khác nhau trong mục từ Cham trong Từ Điển Cham Phap (1906), Cham Việt Pháp (1971), Cham Việt (1995), Việt Cham (2004). Sự sử dụng tiếng Cham kiểu gì đi nữa cũng tốt hơn là dùng thuần tiếng Việt, nên khuyến khích, đó là thêm hơi thở cho tiếng Cham đang thoi thóp.
2/. Phạm vi sử dụng thu hẹp:
Hằng ngày chúng ta đã phải dùng tiếng Việt, tiếng Mỹ với người ngoại tộc phải tiếp xúc (qua sách báo, radio, tivi, internet, trong công việc, trường học…) lại tiếp tục dùng nhiều tiếng thứ hai đó với người đồng tộc- thì sự tự tin, khả năng, lòng yêu mến thứ tiếng đó sẽ tăng vượt lên đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Tiếng mẹ đẽ càng trở nên mù mờ và xa vời hơn trong tiềm thức và ký ức của họ, và nhất là không có không gian để tồn tại. TIẾNG CHAM THÂN THƯƠNG CỦA CHÚNG TA ĐANG CHẾT TRONG MỘT TƯƠNG LAI RẤT GẦN.
Hoàn cảnh tiếng Cham thiếu nghiêm trọng các biện pháp hỗ trợ: như chính sách nâng đỡ của chính phủ, sách báo tiếng Cham, đài phát thanh, truyền hình (đã có chương trình ở Việt Nam tuy hạn chế, rất đáng trân trọng), internet tiếng Cham (vài chương trình, đáng khích lệ), trường lớp chính quy bằng tiếng Cham (có ở Việt Nam, ở Mỹ và vài nơi, cần nhân rộng). Phương tiện để người thông thạo tiếng Cham (trí thức, và cao niên) truyền bá ngôn ngữ cho thế hệ tiếp theo duy nhất là bằng tấm gương giao tiếp thực tế của mình trong gia đình và cộng đồng. Con cái trong nhà, người trẻ trong cộng đồng nhìn, học và thực hành từ giao tiếp nói viết của cha mẹ, bậc cao niên và trí thức Cham, để rồi truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Nay trí thức Cham, bậc cao niên cũng có tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, giao tiếp nói viết bằng tiếng không là tiếng Cham thí ai sẽ làm việc này??? Cho dù có tăng cường biện pháp hỗ trợ, nhưng không có giao tiếp giữa người bản ngữ, thì tiếng đó cũng chết, ví dụ: tiếng Chorockee, và Navajo của người Mỹ bản địa.
3/. Giao tiếp là bảo tồn:
Đối với Cham hiện nay GIAO TIẾP LÀ BẢO TỒN, giao tiếp bằng tiếng Việt là chúng ta đang bảo tồn tiếng Việt. Tiếng Cham đang rất cần chúng ta nói viết và thực hành giao tiếp, nếu không nói viết bây giờ thì con cháu chúng ta không có cơ hội để nhìn thấy tiếng Cham phong phú, đẹp đẽ như thế nào, Con cháu chúng ta không có dịp để học và thực hành tiếng Cham, dân tộc chúng ta sẽ không còn cơ hội để nói viết tiếng Cham nữa.
III/. Giải pháp nào cho tiếng Cham tồn tại:
1/. Niềm hy vọng:
Bài học Do Thái trong việc hồi sinh tiếng Hebrew, bài học người Puerto Rican ở New York, người Mễ ở Texas và California, và người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Hy Lạp duy trì được tiếng mẹ đẻ của họ cho ta hy vọng. Tuy nhiên làm gì và làm như thế nào thì mọi người Cham đều đã trăn trở băng khuăng, nhất là đối với bậc trí thức và cao niên nên tự hỏi và có giải pháp cho riêng mình:
Nên chăng chúng ta vay mượn từ mới phát sinh trong xã hội hiện đại làm giàu cho tiếng Cham? Nên chăng tranh thủ học hỏi, giao tiếp bằng tiếng Cham, bằng mọi phương án, miễn hiểu được nhau, và không chê bai nhau đúng sai? Để rồi ôn hoà tìm ra cách giao tiếp thống nhất và thuận lợi? Tạo một không gian giao tiếp thông thoáng cho mọi người tự nguyện tự, giác theo sở thích của mình để giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Đó cũng là khuyến khích cho mọi người sử dụng tiếng Cham của cá nhân mình, của vùng miền mình, và chia sẽ với người đồng tộc trên khắp thế giới. Với internet người Cham ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái lan, Hải Nam, Philipin, Mỹ, Úc, Malay,… có cơ hội giao tiếp với nhau, múa, hát cho nhau nghe. Rồi chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, qua đó cầu nối tiếng mẹ đẻ sẽ càng vững chắc hơn và người Cham khắp nơi lại có nhau. Tiếng Chăm vừa là MỤC TIÊU vừa là ĐỘNG LỰC để người Cham chúng ta tồn tại.
2/. Vai trò tiên phong của trí thức và cao niên:
Một lần nữa, nếu tiếng Cham mất, người Champa mất hết, còn gì nữa đâu để mà giận hờn trách cứ phê phán nhau. Vai trò từng cá nhân người Cham QUYẾT ĐỊNH cho sự sống còn của tiếng Cham, “ta nói, tiếng Cham còn, ta không nói tiếng Cham mất”. “Không ai hát thay cho chúng ta”, từng cá nhân một, đều có trách nhiệm ngang nhau và hoàn toàn có thể đóng góp phần mình cho sự trường tồn của tiếng Cham bằng cách giao tiếp và sử dụng nhiều tiếng Cham, nói, viết, hát khi có thể, không những với người Cham mà với cả người ngoại tộc nếu họ muốn là người Cham đã yêu và hôn phối với người Cham.
Các cá nhân, lớn tuổi, ưu tú và trí thức của cộng đồng đó, là người thành thạo tiếng Cham hơn ai hết, càng phải đi TIÊN PHONG để cho thế hệ đàn em, con cháu học hỏi, noi theo và có cơ may vận dụng tiếng đó tốt hơn hoặc như thế hệ đi trước. Thái độ, hành động của mỗi người chúng ta hôm nay sẽ là vận mệnh của tiếng Cham ngày mai.
Bilan Maag 2010, Ths Quang Can
Sách Tham khảo:
Aymonier E. & Cabaton A, 1906. Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII.
Bùi Khánh Thế, 1995. Từ Điển Chăm - Việt, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội.
Colin Baker. Foundation of Bilingual education and bilingualism, (2006)
Colin Baker, and Sylvia Prys Jones. Encyclopedia of Bilingualism and bilingual education, (1998)
Moussay G., 1971. Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang.
Inrasara, Phan X Thanh, Từ Điển Việt – Cham, (2004) Nhà Xuất bản Giáo Dục.
Inrasara.com, Phutra Noroya, tiếng Cham đi về đâu; Trần Can, Văn 15- Chuyện chữ và tiếng. (2008)
Spolsky, B. & Shohamy, E. (1999). The languages of Israel: Policy, ideology and practice. Clevedon, England: Mulitlingual Matters Ltd.
Trương Văn Món, Sự lai căng và suy thoái trong gia đình và xã hội Chăm ngày nay, (2010). trong http://gilaipraung.com/category/phongtrao/xa-lu%E1%BA%ADn/page/2/, monsakaya.com
Zuckermann, G. (2006). Hebrew as myth: The genetics of the Israeli language. A paper Presented at the University of Arizona, February 3, 2006.
1/. Ngôn ngữ CHẾT (death), tức là thứ tiếng đó không GIAO TIẾP được, không còn người nói thông viết thạo, do người cuối cùng nói thứ tiếng đó chết hoặc người nói và viết được tiếng đó (active language) chuyển sang giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, cho dù còn nhiều người nghe, đọc, và hiểu được, tiếng nói đó (passive language) vẫn xem như đã chết. Khi số người còn hiểu được tiếng đó chết đi thì ngôn ngữ đó TIÊU VONG (extinct).
2/. Ngôn ngữ chỉ tồn tại khi có quá trình GIAO TIẾP, hội đủ ba yếu tố sau:
a. Người nói thông viết thạo thứ ngôn ngữ đó (native speakers).
b. Mạng lưới người cùng ngôn ngữ, đồng tộc (minority language network), hay mạng lưới người cùng hoàn cảnh xã hội và văn hóa (minority socio-cultural network), ví dụ như giữa người Cham với nhau trong không khí lễ Kate, Ramưwan hay Rơja (ngày lễ ở vùng Cham Nam Bộ) hay Tin lành Công giáo Cham.
c. Họ cùng có nhu cầu giao tiếp với nhau (communicative needs).
Nghĩa là các cá nhân trong cộng đồng ngôn ngữ đó, gia đình, giòng họ, nhóm trí thức, nhóm bạn, muốn GIAO TIẾP nói và viết bằng tiếng mẹ đẻ của họ thì quá trình giao tiếp tiếng mẹ đẻ xẫy ra. Ví dụ như tiếng Cham, đây là hoàn cảnh duy nhất có thể giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ, cơ hội hiếm hoi để truyền bá tiếng Cham. Đây là không gian giao tiếp (communicative space) duy nhất để nuôi dưỡng tiếng Cham, nếu ai đó dùng tiếng Việt thì khi nào và với ai họ có thể dùng tiếng Cham? Hay không bao giờ và như thế đồng nghĩa với- không giao tiếp bằng tiếng Cham- tức là tiếng Cham đang chết. Giống như sự đang chết của tiếng Jawa, Sunda, và Bali ở Indonesia bi thay bởi tiếng Mã, sự đã và đang chết của 6.300 tiếng mẹ đẻ trong tổng số khoảng 7000 tiếng nói của loài người. Không GIAO TIẾP bằng bằng tiếng mẹ đẻ nữa là nguyên nhân TRỰC TIẾP và CHỦ YẾU dẫn đến cái chết của tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên nếu dân tộc nào quyết và biết giữ tiếng của mình thì không ai có thể giết chết tiếng đó được (Baker, 2006). Quá trình hồi sinh tiếng Hebrew, của dân tộc Do Thái là một ví dụ điển hình, dù đã chết, sau 1000 năm lưu lạc, nhưng khi họ tập trung lại để lập quốc thì họ học lại và sử dụng mọi lúc mọi nơi duy nhất tiếng Hebrew, khi có cơ hội giao tiếp với nhau, nay có trên năm triệu người nói thứ tiếng này (Zuckermann, 2006).
3/. Cơ chế dịch chuyển ngôn ngữ (language shift) trong một cộng đồng sự dịch chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thường diễn ra theo năm giai đoạn (bước). Ví dụ đối với người Cham sống tại Mỹ thì sự dịch chuyễn ngôn ngữ khã dĩ được mô tả như sau (C- dùng tiếng Cham thông thạo, E- dùng tiếng Mỹ thông thạo, c- dùng tiếng Cham ít, khả năng hạn chế, và không tự tin, e- dùng tiếng Mỹ ít, khả năng hạn chế, và không tự tin): C- Ce- CE- cE- E
Nghĩa là ban đầu chỉ tình trạng ngôn ngữ của họ là thông thạo chỉ có tiếng Cham, sau đó có thêm một ít tiếng Mỹ, sau nữa là thông thạo cả tiếng Cham và Mỹ, rồi thông thạo tiếng Mỹ với tiếng Cham bị ít dùng, quên dần, và cuối cùng chỉ có tiếng Mỹ duy nhất. Cơ chế đó lặp đi lặp lại từ ngày làn sóng di cư sang Mỹ lần đầu tiên cho đến ngày hôm nay, có thể kéo dài trong vòng 3 thế hệ, hoặ 4 thế hệ. Ví dụ cháu, chắc của người di trú tới Hoa Kỳ gốc Nhật, Hoa, và Châu Âu nay hầu hết là người đơn ngữ tiếng Mỹ. Tuy nhiên đối với cộng đồng thiểu số dù nhỏ, bị bao quanh bởi môi trường ngôn ngữ ưu thế hơn, nếu họ tạo được không gian văn hóa và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ lành mạnh và bền chặt thì tiếng mẹ đẻ của họ có môi trường để tồn tại và phát triển. Ví dụ như người Puerto Rican ở New York, người Mễ ở Texas và California, và người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Hy Lạp.
4/. Tâm lý sử dụng song ngữ của các trẻ em thiểu số là khi ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt của các em Cham ở Việt Nam, tiếng Mỹ của các em Việt ở Mỹ) đạt mức“ thành thạo như tiếng mẹ đẻ” (native-like proficiency) thì họ thường giao tiếp bằng tiếng thứ hai hơn và tránh, giảm, rồi thôi dùng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp với người đồng tộc, trong cộng đồng, và với cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến lượng người nói và viết tiếng mẹ đẻ sắc tộc thiểu số giảm mạnh (vì lớp trẻ là nguồn bổ sung duy nhất lượng người nói tiếng mẹ đẻ). Ngôn ngữ thiểu số, không được dùng trong giao tiếp thì sẽ chết và bị tiêu vong.
II/. Thực trạng của người thiểu số Cham:
1/. Một bước nữa tiếng Cham thành tử ngữ:
Nếu nhìn vào lộ trình tiêu vong 5 giai đoạn (cơ chế dịch chuyển ngôn ngữ) của một ngôn ngữ thí chúng ta, tiếng Cham, đang ở giai đoạn thứ tư hoặc bốn rưỡi: tức là một bước nữa thì tiếng Cham thành tử ngữ và chúng ta chỉ còn có một thứ ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp đó là tiếng Việt tại Việt Nam và tiếng Anh tại Mỹ. Vì hiện nay không gian giao tiếp trong nội bộ cộng đồng Cham, nói và viết bằng tiếng Cham ít hơn, thận chí rất ít, hoặc pha trộn, hoặc không có tiếng Cham (như trong điện thư trao đổi giữa các trí thức đàn anh, hang đầu của Cham hoàn toàn bằng tiếng Việt). Vài ý kiến cho rằng tiếng Cham hiện nay đã ít dùng mà lại còn pha trộn nhiếu tiếng Việt, ví dụ: theo Inrasara và Phutra Noroya trong Inrasara.com có 50-60% tiếng Việt, Văn Món có 60% tiếng Việt, trong “Sự lai căng và suy thoái, 2010”. Thực ra tỷ lệ pha trộn tiếng Việt trong lới nói Cham đó có thể thấp hơn vì nhiều từ mới chúng ta không có phải vay mượn như: Tivi, Vali, computer… tiếng Việt, Tagalog, Mã… vẫn vay mượn khi cả cộng đồng họ thấy thuận tiện trong giao tiếp. Một số từ mới phát sinh và vài từ cũ chết đi là điều tự nhiện đối với một sinh ngữ, và sẽ được thể hiện trong các từ điển. Ví dụ như có sự khác nhau trong mục từ Cham trong Từ Điển Cham Phap (1906), Cham Việt Pháp (1971), Cham Việt (1995), Việt Cham (2004). Sự sử dụng tiếng Cham kiểu gì đi nữa cũng tốt hơn là dùng thuần tiếng Việt, nên khuyến khích, đó là thêm hơi thở cho tiếng Cham đang thoi thóp.
2/. Phạm vi sử dụng thu hẹp:
Hằng ngày chúng ta đã phải dùng tiếng Việt, tiếng Mỹ với người ngoại tộc phải tiếp xúc (qua sách báo, radio, tivi, internet, trong công việc, trường học…) lại tiếp tục dùng nhiều tiếng thứ hai đó với người đồng tộc- thì sự tự tin, khả năng, lòng yêu mến thứ tiếng đó sẽ tăng vượt lên đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Tiếng mẹ đẽ càng trở nên mù mờ và xa vời hơn trong tiềm thức và ký ức của họ, và nhất là không có không gian để tồn tại. TIẾNG CHAM THÂN THƯƠNG CỦA CHÚNG TA ĐANG CHẾT TRONG MỘT TƯƠNG LAI RẤT GẦN.
Hoàn cảnh tiếng Cham thiếu nghiêm trọng các biện pháp hỗ trợ: như chính sách nâng đỡ của chính phủ, sách báo tiếng Cham, đài phát thanh, truyền hình (đã có chương trình ở Việt Nam tuy hạn chế, rất đáng trân trọng), internet tiếng Cham (vài chương trình, đáng khích lệ), trường lớp chính quy bằng tiếng Cham (có ở Việt Nam, ở Mỹ và vài nơi, cần nhân rộng). Phương tiện để người thông thạo tiếng Cham (trí thức, và cao niên) truyền bá ngôn ngữ cho thế hệ tiếp theo duy nhất là bằng tấm gương giao tiếp thực tế của mình trong gia đình và cộng đồng. Con cái trong nhà, người trẻ trong cộng đồng nhìn, học và thực hành từ giao tiếp nói viết của cha mẹ, bậc cao niên và trí thức Cham, để rồi truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Nay trí thức Cham, bậc cao niên cũng có tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, giao tiếp nói viết bằng tiếng không là tiếng Cham thí ai sẽ làm việc này??? Cho dù có tăng cường biện pháp hỗ trợ, nhưng không có giao tiếp giữa người bản ngữ, thì tiếng đó cũng chết, ví dụ: tiếng Chorockee, và Navajo của người Mỹ bản địa.
3/. Giao tiếp là bảo tồn:
Đối với Cham hiện nay GIAO TIẾP LÀ BẢO TỒN, giao tiếp bằng tiếng Việt là chúng ta đang bảo tồn tiếng Việt. Tiếng Cham đang rất cần chúng ta nói viết và thực hành giao tiếp, nếu không nói viết bây giờ thì con cháu chúng ta không có cơ hội để nhìn thấy tiếng Cham phong phú, đẹp đẽ như thế nào, Con cháu chúng ta không có dịp để học và thực hành tiếng Cham, dân tộc chúng ta sẽ không còn cơ hội để nói viết tiếng Cham nữa.
III/. Giải pháp nào cho tiếng Cham tồn tại:
1/. Niềm hy vọng:
Bài học Do Thái trong việc hồi sinh tiếng Hebrew, bài học người Puerto Rican ở New York, người Mễ ở Texas và California, và người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Hy Lạp duy trì được tiếng mẹ đẻ của họ cho ta hy vọng. Tuy nhiên làm gì và làm như thế nào thì mọi người Cham đều đã trăn trở băng khuăng, nhất là đối với bậc trí thức và cao niên nên tự hỏi và có giải pháp cho riêng mình:
Nên chăng chúng ta vay mượn từ mới phát sinh trong xã hội hiện đại làm giàu cho tiếng Cham? Nên chăng tranh thủ học hỏi, giao tiếp bằng tiếng Cham, bằng mọi phương án, miễn hiểu được nhau, và không chê bai nhau đúng sai? Để rồi ôn hoà tìm ra cách giao tiếp thống nhất và thuận lợi? Tạo một không gian giao tiếp thông thoáng cho mọi người tự nguyện tự, giác theo sở thích của mình để giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Đó cũng là khuyến khích cho mọi người sử dụng tiếng Cham của cá nhân mình, của vùng miền mình, và chia sẽ với người đồng tộc trên khắp thế giới. Với internet người Cham ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái lan, Hải Nam, Philipin, Mỹ, Úc, Malay,… có cơ hội giao tiếp với nhau, múa, hát cho nhau nghe. Rồi chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, qua đó cầu nối tiếng mẹ đẻ sẽ càng vững chắc hơn và người Cham khắp nơi lại có nhau. Tiếng Chăm vừa là MỤC TIÊU vừa là ĐỘNG LỰC để người Cham chúng ta tồn tại.
2/. Vai trò tiên phong của trí thức và cao niên:
Một lần nữa, nếu tiếng Cham mất, người Champa mất hết, còn gì nữa đâu để mà giận hờn trách cứ phê phán nhau. Vai trò từng cá nhân người Cham QUYẾT ĐỊNH cho sự sống còn của tiếng Cham, “ta nói, tiếng Cham còn, ta không nói tiếng Cham mất”. “Không ai hát thay cho chúng ta”, từng cá nhân một, đều có trách nhiệm ngang nhau và hoàn toàn có thể đóng góp phần mình cho sự trường tồn của tiếng Cham bằng cách giao tiếp và sử dụng nhiều tiếng Cham, nói, viết, hát khi có thể, không những với người Cham mà với cả người ngoại tộc nếu họ muốn là người Cham đã yêu và hôn phối với người Cham.
Các cá nhân, lớn tuổi, ưu tú và trí thức của cộng đồng đó, là người thành thạo tiếng Cham hơn ai hết, càng phải đi TIÊN PHONG để cho thế hệ đàn em, con cháu học hỏi, noi theo và có cơ may vận dụng tiếng đó tốt hơn hoặc như thế hệ đi trước. Thái độ, hành động của mỗi người chúng ta hôm nay sẽ là vận mệnh của tiếng Cham ngày mai.
Bilan Maag 2010, Ths Quang Can
Sách Tham khảo:
Aymonier E. & Cabaton A, 1906. Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII.
Bùi Khánh Thế, 1995. Từ Điển Chăm - Việt, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội.
Colin Baker. Foundation of Bilingual education and bilingualism, (2006)
Colin Baker, and Sylvia Prys Jones. Encyclopedia of Bilingualism and bilingual education, (1998)
Moussay G., 1971. Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang.
Inrasara, Phan X Thanh, Từ Điển Việt – Cham, (2004) Nhà Xuất bản Giáo Dục.
Inrasara.com, Phutra Noroya, tiếng Cham đi về đâu; Trần Can, Văn 15- Chuyện chữ và tiếng. (2008)
Spolsky, B. & Shohamy, E. (1999). The languages of Israel: Policy, ideology and practice. Clevedon, England: Mulitlingual Matters Ltd.
Trương Văn Món, Sự lai căng và suy thoái trong gia đình và xã hội Chăm ngày nay, (2010). trong http://gilaipraung.com/category/phongtrao/xa-lu%E1%BA%ADn/page/2/, monsakaya.com
Zuckermann, G. (2006). Hebrew as myth: The genetics of the Israeli language. A paper Presented at the University of Arizona, February 3, 2006.
Subscribe to:
Posts (Atom)