TS Quảng Đại Cẩn
Chữ viết là phương tiện đễ lưu giử và truyền bá tiếng nói
(ngôn ngữ). Rất cần có một phương tiện hoàn thiện thuận lợi giúp người Cham tồn
tại và phát triển cùng với sự phát triển của cộng đồng nhân loại mà vẫn giử được
bản sắc (Identity) của mình. Các phương án Latinh Cham chính là nổ lực mưu tìm
phương tiện đáp ứng được sự phát triển của xã hội Cham. Tất cả các phương án
Latinh tiếng Cham đều có điểm chung và vài điểm dị biệt, chúng đã được sử dụng
vào một thời điểm và mục đích nhất định, đều được tập hơp, liệt kê, phân tích và
chọn lọc. Trong bài này, xin được đề cập đến những phương án Latinh chứ không đề
cập đến nguồn xuất xứ của các phương án Latinh đó. Khi gọi là phương án Latinh Cham,
thì cả phiên âm và chuyển tự đều được xem xét với mục đích: Phục vụ giao tiếp
cho mọi thành viên trong cộng đồng Cham để lưu giử và trao đổi thông tin. Do đó
phương án tối ưu sẽ được định ra trên tiêu chuẩn: đơn giản (dễ nhớ, dễ hiểu - đọc, viết, và truyền bá), khoa học (kế thừa truyền thống, cập nhật
nhất), hiệu quả (chính xác trong
giao tiếp viết, mô tả được tất cả các hình thái âm vị của tiếng Cham, làm trong
sáng tiếng Cham), và đại chúng (ai
ai cũng có thể dễ dàng đọc được, viết được, quen thuộc với mọi người, khi viết
ra mình biết chắc anh, em, con, cháu mình có thể đọc dễ dàng).
Nếu phương án Latinh Cham không ưu việt, sẽ không cạnh tranh
được với các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, Anh, Pháp, trong một môi trường toàn
cầu cạnh tranh không bình đẳng. Các ngôn ngữ quốc gia, được luật pháp, hiến pháp
bảo trợ là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Chúng được tài trợ bởi các chính
phủ, tổ chức, được hỗ trợ mạnh từ các bộ máy công quyền, phương tiện truyền thông
đại chúng, báo, đài, truyền hình, internet. Các ngôn ngữ đó đem lại lợi ích và
sức mạnh trực tiếp cho người sử dụng, mà họ luôn mưu tìm sự thành thạo để thăng
tiến và phát triển cá nhân và xã hội. Trong khi tiếng Cham, ngoài sự yêu thương
của người Cham, sự giúp đỡ chừng mực của chính phủ Việt Nam. Hiếm có cá nhân đơn
vị nào tự nguyện hỗ trợ để phát triển tiếng Cham.
Nếu chúng ta không lưu ý quan tâm nhiều hơn đến khuyến khích
tăng cường giao tiếp tiếng Cham, thì chúng ta, con cháu chúng ta sẽ quên tiếng
Cham. Biểu hiện rõ nhất là trong khảo sát gần đây tháng 2/2012, các em Cham
sinh sống ở phố thường nói tiếng Việt với nhau và với người Cham. Các giao tiếp
của người Cham với nhau thường vay mượn từ tiếng Việt trên 50%, không cần thiết
vì các từ này có trong tiếng Cham. Giao tiếp viết với nhau thường bằng tiếng Việt,
như bài viết này đáng lẽ bằng chữ Cham. Những người Cham trẻ đang truyền bá tiếng
chữ Cham thích nghe nhạc Việt, ngoại hơn là nhạc Cham. Sự có sẵn tiếng nói, âm
nhạc, tác phẩm văn học nghệ thuật bằng tiếng Cham ít hơn nhiều lần so với tiếng
Việt và ngoại văn. Tỉ lệ người Cham trong khảo sát thông thạo viết tiếng Việt (65%) là cao nhất, kế đến mới là thông thạo nói tiếng Cham (63%), thông thạo nói tiếng Việt (52%) và sau
cùng là thông thạo viết tiếng Cham
(49%). Tâm lý chung: “Càng thông thạo càng thích giao tiếp, càng giao tiếp càng
thông thạo. Không thuần thuộc, thoải mái thì muốn tránh sử dụng như người Cham ít
giao tiếp viết tiếng Cham với nhau vì không thoải mái như với tiếng Việt” (Quang
Can, 2012). Với đà này, tiếng Việt sẽ dần thay thế tiếng Cham trong giao tiếp hằng
ngày. tiếng Cham rồi sẽ bị lãng quên, không được dùng để giao tiếp NÓI và VIẾT là
một điều chắc chắn. Lúc đó chính là mốc thời gian cho biết tiếng Cham sẽ, đang,
hay đã CHẾT. Tình trạng này chỉ được cải thiện khi chúng ta, người Cham cùng đồng
lòng cùng hành động. Đồng lòng chọn ra phương tiện chuyển tải giao tiếp, tăng
cường KHUYẾN KHÍCH giao tiếp nói và viết với nhau trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là
chọn ra và sử dụng văn tự hợp lý, Latinh Cham, Akhar Thrah, Akhar Jawi mà ai cũng
có thể tiếp cận được dễ dàng. Bài này xin được tập chú vào Latinh Cham.
Sự tương đồng của các
phương án Latinh Cham:
Các âm vần được phiên Latinh Cham hoàn toàn giống nhau ở các
phương án chọn ra từ bảng tóm tắc T.1 như sau đây:
Đối với inư akhar,
k, kh, g, gh, ng, c, ch, j, jh, t, th, d, dh, n, p, ph, b,
bh, m, y, r, l, w, h, s, a, i, u, ai
Đối với âm chính và vần (phụ âm cuối):
a, u, i, m, ng, ng, h, c, y, w, k, n, r, l, t, p.
Sự dị biệt của các
phương án Latinh Cham:
Do phục vụ cho các mục đích khác nhau, nên các tiêu chuẩn của
Latinh Cham có khác nhau. Do đó có những đị biệt sau.
Các âm, vần Cham được phiên Latinh khác nhau, các phương án
sử dụng ít hơn, trong các từ điển và các tạp chí nghiện cứu, hàn lâm, được viết
trong ngoặc đơn (các ký tự).
Các inư akhar sau: nh (ny, O, n’, ‘n), nj (nhj, O.,
‘n, ‘j, dj), đ (nd, d), bb (mb, b., ƀ, bb, Ƀ), x (s, ss), pp (p), ê (é), ô (o).
Các âm chính Cham được phiên Latinh khác nhau:
ơ (e), ư (â), e (ai), o (ao, au), ô (o), ê (é), các ký hiệu
dài hóa được viết như âm ngắn.
Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp nói viết để trao đổi và lưu giử
thông tin dễ dàng cho hơn 160 ngàn thành viên trong cộng đồng Cham Việt Nam thì
cần định chuẩn lại phương án Latinh Cham. Những đặc điểm cơ bản của tiếng Cham,
chữ Cham cần kế thừa và phát huy để định ra phương án Latinh Cham tối ưu.
Đặc điểm cơ bản của
tiếng Cham, chữ Cham:
1. Kế thừa từ Sanscrit, tiếng Cham hiện nay còn có yếu tố ngắn
dài của âm chính (gây khu biệt nghĩa), mà tiếng Malay ít thấy xuất hiện. Ví dụ:
uthumaan “thế kỉ”, uthuman không có nghĩa; mưlam “đêm”, mưlaam không có nghĩa; kalok “chai”, kalook “lột”, kalog “súc gỗ”,
kaloog không có nghĩa.
2. Cả Sanscrit và Malay (Mã ngữ) đều không có nhj (nj), đ(nd),
bb (mb), ư (â), và ê (é). Nhưng những âm này đã được sáng tạo và sử dụng ổn định
trong các loại văn tự Cham suốt hành trình phát triển của xã hội Cham.
3. Một thời gian dài, tiếng Cham đang tiếp xúc với tiếng Việt
ít nhiều có sự tiếp biến về ngữ âm, từ vựng. Hiện nay âm tiếng Việt đang được sử
dụng trong giao tiếp giữa người Việt Nam khắp nơi trên thế giới (trong đó có
người Cham). Chữ Cham Latinh hợp lý dù có chọn ký tự tiếng Việt sẽ không có trở
ngại gì trong giao tiếp quốc tế. Các âm Cham tương đương trong tiếng Việt, và
những ký tự tương ứng hoàn toàn có thể được sử dụng thuận lợi trong tiếng Cham
là: /đ/, /ơ/, /ư/, /o/, /e/, /ô/, và /ê/.
Phương án Latinh Cham
tối ưu để phát triển:
Xem xét từng âm sau đây:
Âm và ký tự nj (/nhj, j’, dj/) hợp lý và đơn giản hơn nhj,
j’ và dj. Âm và ký tự nd, mb, â, và é hoàn toàn mới đối với người Cham Malay vì
những âm này không có trong Mã Ngữ Rumi như trình bày trong Champaka 1(2000). Chúng
cũng mới lạ đối với Cham các nơi khác trên thế giới. Rất dễ kiểm chứng là âm vị
/â/, và /é/ không bao giờ thấy trong các Từ điển Malay, “âm vị” /nd/ và /mb/
trong Malay không bao giờ có phát âm là /đ/ và /bb/, mà luôn là 2 âm vị. Cho nên
nếu lấy lý do là để giao tiếp được với Cham quốc tế, Cham Malay mà chọn ký tự
nd cho âm /đ/, mb cho /bb/, â cho /ư/, và é cho /ê/ thì không ổn vì Cham Malay
không quen thuộc với những âm và ký tự này. Đối với Cham Việt Nam thì những âm đó
đã quen thuộc nhưng cách ghi âm thì mới và không phổ thông quen thuộc như cách
cũ thường dùng, đó là ký tự tối ưu cho những âm trên là: đ, bb, ư, và ê.
Khi hai âm tiết /ai/ và /ao/ đã chuyển thành âm tố /e/ và
/o/ rồi thì chúng ta nên biểu diễn chúng như là một âm vị. Vì không thể diễn tả
một âm vị bằng hai âm vị nguyên âm. Bản chất âm tố /e/ và /o/ lúc đó đã thành một
âm vị, không là âm nhị trùng hay lướt nên không thể dùng ai và ao để mô tả chúng.
Âm và ký tự /ô/ (/o/) đã có trong âm vị tiếng Việt, nếu dùng
o để mô tả âm vị /ô/ thì dễ gây nhầm lẫn với âm vị /o/. Trong Từ điển Cham
Francais AC 1906 đã dùng /ơ/, trong Từ điển Chàm Việt Pháp GM 1971 đã dùng /ơ/,
/ư/, /o/, /e/, /ô/, /ê/. Hơn thế nữa, âm và ký tự /ơ/, /ư/, /o/, /e/, /ô/, /ê/ đã
có trong tiếng Việt. Vì ngôn ngữ loài người có tính phổ quát, một nguyên tắc của
ngữ dụng học là nếu không không thể hiện được âm vị nào đó trong ngôn ngữ (rất)
quen thuộc thì phải đặt ra một ký hiệu mới từ một ngôn ngữ xa lạ hơn. Do đó thể
hiện âm vị đó bằng ký tự tiếng Việt quen thuộc là hợp với nguyên tắc ngữ dụng học.
Nhìn vào cách ghi âm quen thuộc đó, trên 160 ngàn người Cham Việt Nam đều có thể
đọc viết được ngay. Giao tiếp sẽ vô cùng thuận lợi.
Âm và ký tự /nh/ (/ny, O, n’, ‘n/) được phát âm giống
như âm /nh/ tiếng Việt, trước đây đôi khi dùng O hay dấu (‘) bên cạnh,
n’và ‘n. Ngoài ra một cách dùng khác khá phổ biến trong sinh viên có nguồn gốc
từ Talisan Rumi Mã ngữ là /ny/. Tuy nhiên ký tự quen thuộc, phổ biến, đã dùng
nhiều trong các từ điển Việt Cham sau này là /nh/. Do đó /nh/ sẽ là chọn lựa dễ
dàng hơn cho mọi người.
Âm và ký tự /x/ (/s/, /ss/) dùng mô tả âm sak, như trong
xa-ai “anh”, xap Cham “tiếng Cham”, để tránh nhầm lẫn với s (sak prong) như từ
song “và. với”, sa “một”, sang “nhà”.
Âm và ký tự /pp/ dùng mô tả pak prong, cách dùng khác là /p/
được cho là từ mẫu tự Rumi (Rumi không có âm pp) sẽ nhầm với pak. Nếu chọn /p/
thì sẽ nhầm lẫn với pak, không bộc lộ được sắc thái riêng của pak prong.Vì nó có
chức năng đặc biệt dùng cho từ trân trọng đặc biệt, và tiền tố, Ví dụ: từ đặc
biệt: /ppaak/, /ppô/; tiền tố: /ppađih/, /ppabbang/, /ppamưhit/, /ppablei/.
Langlikuuk pak /p/ khác với tiền tố /pp/, như: /palei/, /padrut/.
Tất cả các nhà Champa học đều công nhận tiếng Cham có khu biệt
nghĩa ngắn dài (trắc trầm theo Po Dharma) của nguyên âm chính (Po Dharma, 2007).
Cách biểu thị nguyên âm ngắn dài: có 3 cách thể hiện sự phân biệt đó như sau:
(1). Âm dài được thêm gạch ngang trên đầu âm vị: trong Từ điển
Cham Francaise AC 1906, Từ điển Chàm-Việt-Pháp Moussay 1971, Chăm-Việt Bùi Khánh
Thế 1995, các phiên Latinh bia ký Cham, mô tả tiếng Sanscrit và Cham cổ của các
nhà Champa học. Ví dụ: /ā/, /ū/, /ī/, /ē/, /ō/. Ví dụ: kalan “đền”, Jalān “con
đường”, rīk “khô cá”.
(2) Âm ngắn được viết phân biệt với âm dài bằng dấu ă trên đầu.
Trong các Latinh Êđê, Jarai, Raglai… dân tộc thiểu số Việt Nam trong nhóm ngữ
Malayo-polinesian. Ví dụ: âm /ă/, /ĕ/,.. từ: /hăng/ “cay”, /khăp/ “yêu”, /kong/
“vòng đeo tay”.
(3) Âm dài được viết gấp đôi nguyên âm đó. Xu thế phổ biến hiện
nay dùng trong nhóm ngữ Nam Đảo và các bài viết sau này của Graham Thurgood
(2005). A preliminary sketch of Phan Rang Cham; và JaYam Padra & JaKhwa
Cauk (2009). Panôc dôm kadha doh Cham.
Ví dụ: jalaan “con đường”, bilaan “tháng”.
Kết luận:
Do đó các âm có sự dị biệt trong các phương án được đề nghị
chọn cách chung Latinh Cham như sau:
/nh, nj, đ, bb, x, pp, ơ, ư, o, e, ô, và ê/. Như đã mô tả
trong bảng tóm tắc T.1. Âm chính dài được viết gấp đôi.
Có một phương tiện chuyển tải giao tiếp tốt (tối ưu), dễ dàng
kích thích mọi cá nhân trong cộng đồng Cham sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Chính điều này cho phép tiếng Cham tham gia vào con đường cao tốc hiện đại để
phát triển như, và cùng với những ngôn ngữ khác trên thế giới. Tiếng Cham không
được nói và viết là tiếng Cham chết, và người Cham sẽ biến thành người Việt như
là một sự lặp lại của lịch sử. Sau vài trăm năm, hơn 100 ngàn tù binh Cham thế
kỷ 11 cư trú ở vùng ven Hà Nội thành người Việt. Hầu hết người Cham miền trung
trụ lại sau năm 1471 đang nói tiếng Việt giọng Chàm. Năm ngàn người Cham Khánh
Hòa năm 1908 thành người Việt sau 100 năm (Quang Can, 2012). Hàng ngàn người
Cham Ahier, Kinh Cựu ở làng Tuân Giáo (Dâu Cá), Xuân Hội (Xóm Tầm), Xuân Quang
(Xóm Ổi), Xóm Lụa Xã Chợ Lầu Huyện Hòa Đa,
Tỉnh Bình Thuận trong những thập niên 1940s cũng đã thành người Việt (Phỏng vấn
Đắc Văn Kiết, Đặng Chánh Anh). Chọn lựa một ngôn ngữ và phương án giao tiếp là
quyền tự quyết của một cá nhân, cộng đồng, và dân tộc, mà không một ai có quyền
áp đặc, chê bai hay kỳ thị. Tôn trọng các phương án Latinh Cham khác nhau thì tự
mỗi cá nhân sẽ tự cập nhật được cách phù hợp với sự phát triển chung của xã hội,
loài người. Khơi dậy được tiềm năng cạnh tranh của tiếng Cham với những phương
tiện giao tiếp khác, tiếng Việt hiện đại, hay tiếng Anh, Mỹ giàu mạnh. Khuyến
khích động viên nhau sử dụng Latinh Cham nhiều thì tự chúng ta sẽ tìm ra cách tối
ưu qua những tồn đọng vướng mắt. Chúng ta sẽ định được phương tiện nào là tốt
nhất để chuyển tải tiếng Cham vừa thích ứng được với đà phát triển của loài người
vừa dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Tạo tiền đề cho người Cham, người có gốc Cham hiểu
và tự hào về cội nguồn. Từ đó kích thích lòng yêu thích sử dụng tiếng Cham, tăng
cường khát vọng muốn gìn giử nguồn gốc, bản sắc (identity) Cham.
Sách Tham Khảo:
Aymonier E. &
Cabaton A. (1906). Dictionaire Cam –
Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII.
Ban Biên Soạn. (1999). Phiên âm tiếng Chăm. Champaka 01. Tr. 175-178.
Ban Biên Soạn Sách chữ Cham. (1997). Luật Chính Tả Akhar
Thrah. Sổ tay chỉ đạo chuyên môn.
Graham Thurgood (2005). A preliminary sketch of Phan Rang
Cham: The Austronesian languages of Asia and Madagascar.
Routledge Language Family Series.
London and New York: Routledge (Tr. 489-512).
Inrasara- Phan Xuan Thanh. (2004). Từ điển Việt-Cham.
JaYam Padra & JaKhwa Cauk (2009). Panôc dôm kadha doh Cham.
Quang Can. (2012). The mother language teaching program
addressing the language, culture, and identity rights of the Cham minority in
Ninh Thuan province, Vietnam.
Moussay G., Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sang, Lâm gia Tịnh, & Trượng
Văn Tốn.
(1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp,
Phanrang.
T. 1 Bảng tóm tắc các âm vị Akhar
Thrah Cham