Friday, 23 January 2015

Sự thật và giải pháp cho bất đồng về hệ thống chữ viết Cham

Trích luận án TS. của Quang Can (trang 198-200)
Sự thật và giải pháp cho bất đồng về hệ thống chữ viết Cham
97% học sinh và 98% giáo viên và phụ huynh đồng ý với ATPT. Cả ATTT và ATPT đều được kế thừa từ cùng một nguồn AT Cham. Bộ Giáo dục và cộng đồng đã quyết tiếp tục sử dụng ATPT vào ngày 07/02/2007. Tuy nhiên một vài người vẫn tiếp tục đề cập đến ba vần "chế tạo" và "HS không đọc được văn bản cổ" dù khôn được công chúng để ý.
"The true and solution of the divergence of Cham writing system. Both the conclusion of authority and research findings approved the standardized AT. In response to the request letter by the representatives of Kuala Lumpur conference on 21- 22 September 2006, on The history of Cham language and scripts (Po, 2006b), the Vietnamese MOET held a conference to solve the problem. On 7th February, 2007 deputy Dang Huynh Mai presided over the conference at Phanrang-Thap Cham City. Many teachers, parents, language specialists, showed the manuscripts and dictionaries that used two syllables blamed for CTCC’s new creations and all syllable related to the standardization of CTCC. After one-day discussion, they came to the conclusion that there was nothing new creation in the writing system in MLTP textbooks, which could be used as they were in the textbooks. If there were something necessary to be changed, more persuasive research had to be done. The survey on the divergent issue of Cham community was 97% of students and 98% of adults happy with current writing system in Cham schooling.
For the desire of reduction of inconsistencies of Cham language and making a Cham writing message bearing only one meaning, the concerned authority and CTCC standardized the language on the goals. During 12 years of implementing pilot and laboratory Cham classes from 1978 to 1990, being loyal to the purpose of the standardization, CTCC had standardized 193 issues of orthography (CTCC Document, 1995). Actually, these were the spelling combinations selected from the inconsistent uses of the ancient Cham people in AC dictionary. They are not processed and different from the traditional AT as some protesters thought. Both traditional AT and standardized AT are including in one source, traditional AT (CTCC Document, 1995; CTCC Specialist Guide, 2000).
Moreover, all their reasonable choices were the aspiration of the Cham community, stakeholders who confirmed that the standardizations in the MLTP textbooks since 1988 were the standards of orthography. They want to keep the current writing system used in schools, not the one as used in Manuscript of Royal Pangduranga 200 years ago. They need effective and relevant means of communication, not the old and original.
The conference officially concluded that the writing system in MLTP textbooks was appropriate and could continue to be used. This announcement opened up a new development and unification for Cham language in education and in community, though the divergences in the Cham writing systems were not totally terminated. Some persons kept on claiming of the creation of two syllables and illiteracy of Cham students after graduating from MLTP program, although they got no public attention."

Monday, 19 January 2015

AKHAR THRAH ĐÃ THỐNG NHẤT

Xin tri ân thành quả chuẩn hóa và truyền bá Akhar thrah của BBSSCC. Tri ân các thế hệ GV và HS Cham, phụ huynh, nhà quản lý giáo dục và chính phủ Việt Nam đã 37 năm (1978-2015) đồng hành với chương trình Cham ngữ. Trên 70 ngàn lượt HS thông thạo ATPT. Chúc chương trình tiếng Cham phát triển lên trung học và đại học.

AKHAR THRAH ĐÃ THỐNG NHẤT
TS Quảng Đại Cẩn
Một khi ông bà ta đã sử dụng trong từ điển và văn bản thì nó tồn tại và đều đúng. Akhar thrah phổ thông (ATPT) dùng trong nhà trường của Ban Biên Soạn Sách chữ Cham (BBS) đã chọn chuẩn trong số những vần bất nhất đã được sử dụng trước đó. Chính vậy nên Akhar thrah truyền thống (ATTT) ngoài xã hội và Akhar thrah phổ thông (ATPT) dùng trong nhà trường là một. Chúng chỉ khác nhau 3 vần (âm vị khu biệt nghĩa = âm dài). Nghĩa là bộ vần ATTT nằm trọn trong bộ vần ATPT. Vì vậy dùng giao tiếp đại chúng, trường học và đọc văn bản cổ đều thuận lợi. Chúng tuy hai mà một, là đã thống nhất. Nếu không dùng 3 vần đó thì thành ATTT, sử dụng hết các vần thì thành ATPT. Việc sử dụng theo cách nào là quyền, sở thích và mục đích của mỗi cá nhân. Lên án và kết án ai đó chỉ vì họ không nghe theo mình là không nên. Việc cấp bách nên làm là tăng cường nói, viết, truyền bá tiếng Cham, và đưa chương trình tiếng Cham lên cấp trung học và đại học. Chuyển toàn bộ văn bản hoàng gia Pangduranga và văn bản cổ sang AT chân phương trên máy vi tính đúng nguyên bản, để mọi người tiếp cận được. Cố gắng đọc và thông hiểu văn bản cổ, không nên vội vàng kết án các kiểu viết khác với cái mình nhìn thấy.
ATTT VÀ ATPT LÀ MỘT. KHÔNG CÓ KÝ TỰ MỚI ĐƯỢC CHẾ TẠO như kết luận sai lạc của các phê phán vừa qua. Bởi vì họ không, hoặc ít đề cập đến âm vị và cấu trúc vần, chính là bản chất của việc CHUẨN của BBS. Họ thường sử dụng sai thuật ngữ, sáng tạo thuật ngữ ngôn ngữ học, hoặc sáng tác các luận cứ.
Những luận cứ không có cơ sở lý luận và không đúng sự thực sẽ dẫn tới kết luận không giá trị, đó là:
1. AT Cham, ngắn dài không có, mơ hồ, hay có sẵn trong langlikuuk. “Thanh âm” là do “quy luật lang likuk[likuuk]” (Karim FB, 2014; Karim, 2006b, tr. 4).
2. BBS chế biến chữ Cham làm đảo lộn hệ thống ATTT, làm đảo lộn quy luật cấu tạo từ, hình vị, tiếng Cham…  (Po Dharma, 2013, tr. 1; Karim, 2006a).
3. “AT Cham đã rất ỔN ĐỊNH từ thời Pô Ramê”, “… đã ổn định hằng trăm năm qua”. Hay: “BBSSCC đã làm cho hệ thống chữ viết ATTT vốn nhất quán, đơn giản, rõ ràng trở thành phức tạp.” (Karim, 2006a, tr. 3).
4. “BBS đã phá hoại di sản ngôn ngữ Cham”. Jakathaut phát ngôn lần đầu tiên (Tòa án nhân dân Champa ba ngày sau kết luận của Bộ Giáo dục Đào tạo tại Hội thảo Ninh Thuận). Nhiều người nói theo và đồng lõa với Jakathaut.
Xin bàn lần lượt từng luận cứ:
1. Ngắn dài không có? Mơ hồ? “thanh âm” do quy luật langlikuuk chi phối?
Ngắn dài có rất nhiều cố hữu trong phát âm của các cá thể và vùng miền, là nét khu biệt nghĩa quan trọng trong tiếng Cham. AT Cham không nhất quán thể hiện âm vị dài, lúc có lúc không. Thậm chí âm ngắn, hay langlikuuk cũng có ký tự balau. Tut mưk dalam thì tùy tiện. Hơn nữa, phiên âm Rumi Cham không bao giờ thể hiện được âm dài. Do vậy nên vài người ngộ nhận rằng phát âm Cham không có gắn dài, hay mơ hồ. Họ cho là ngoại lệ, heteronym, hay homographie. (Dharma, 2013, tr. 11; Karim FB, 2014).
Hãy xem những cặp từ ngắn dài viết có balau để phân biệt trong từ điển Cham Việt Pháp của Moussay (GM, 1971): mek “nhé”/ meek “mẹ” (tr. 206); bbek “mặc, cây, con”/ bbeek “bé, (dê) kêu” (tr. 26); muk “kín, bí mật”/ muuk “bà” (tr. 209); (a)duk “phòng”/ duuk “ong dụ”/ kaduuk “cuối, đuôi” (tr. 140); ar “ý, nghĩa”/ aar “bờ” (tr. 12); amal “tu luyện, rui”/ amaal “đi săn” (tr. 6); ratak “khắc, chạm”/ rataak “đậu” (tr. 350); lamưk “mỡ”/ lamưưk “chừa” (tr. 184); girak “trói, cây lim”/ giraak “dạng, khoản” (tr. 171); taklơp “màu đỏ tươi”/ taklơơp “tốp trâu đạp một nhã lúa” (AC tr. 166); drak “trỏ, xỉ”/ draak “gieo” (tr. 144); hadak “ bẫy chim”/ hadaak “bí đao” (tr. 105); pakak “chặn”/ pakaak “định phạm vi” (tr. 254); gak “tranh”/ gaak “banh” (tr. 161); hak “ủa”/ haak “xé” (tr. 87); wak “viết, treo, chim cút”/ waak “gở, thêu, xa bắt chỉ” (tr. 457); yak “thưa, kiện, trình”/ yaak “giơ” (tr. 465). Bban “dụng cụ khung cửi”/ bbaan “phiên, bàn” (tr. 23); likhun “cây sắn”/ likhuun “phèn chua” (tr. 195); lapan “nếp, gấp”/ lapaan “rít” (tr. 188).
 Trên 400 mục từ tương tự viết một cách duy nhất với balau thể hiện âm dài như: mưnưưk “sinh, đẻ, gây, (đậu) chai” (tr. 218); likuuk “sau” (tr. 193); luun tapuun “đần độn” (tr. 203); cơơk karơơk “dóc phách” (tr. 48); ruup “thân” (AC tr, 420) ; juuk “đen” (AC tr. 151).
Thực ra AT Cham có NGẮN DÀI đó là nét đặc trưng kế thừa từ Sanskrit, Akhar hayap rồi đến Akhar thrah luôn có cặp ngắn- dài (trắc- trầm). Trong Sanskrit chỉ có: /a- ā/, /u- ū/, /i- ī/. Đến Akhar hayap rồi AT chế thêm các ký tự ghi 6 âm nữa như: /e- ē/, /o- ō/, /ư- ưư/, /ơ- ơơ/, /ô, ê/. Luôn có 7 cặp cặp đối nghịch nguyên âm ngắn dài trong các từ Cham: /a, u, ư, ơ, e, i, và o/ (Hẳn, 2003, tr. 84- 85). Điều này được hầu hết các nhà Champa học công nhận thể hiện trong các từ điển. Những âm vị dài trong phát âm như ví dụ trên được viết đúng LUẬT CHÍNH TẢ trong ATPT. Chính vì vậy mà ATPT có thêm 3 vần đã dùng ỔN ĐỊNH HƠN 37 NĂM với lượng người từ 8 đến 12 ngàn học sinh và giáo viên, 3 giờ học mỗi tuần.
ATTT viết wak đọc wak, waak, wag, waag; viết kok đọc: kok, kook, kog, koog; viết cok đọc: cok, cook. ATTT nay tự cho là viết không phân biệt ngắn dài, bất chấp 400 từ dài đã có trong từ điển kiểu: juk, juuk; cơk, cơơk. Dù AT viết dài, khi chuyển sang Rumi Cham luôn thành âm ngắn. Điều này đã làm mất đi sự phong phú và chính xác vốn có của AT.
Ngắn dài do quy luật của langlikuuk: Karim có đề cập đến “thanh âm, tone”, luật langlikuuk, nhưng không nêu rõ ngắn dài lien quan thế nào đến langlikuuk (Karim, 2006b, tr. 4). Chưa có một nhà ngữ học nào đề cập trước đó.
Langlikuuk có âm vực thấp thường đồng hóa các âm chính thành âm vực thấp, chứ không thể đồng hóa để biến âm chính ngắn thành âm dài được như: rak “sợi, gân, lúc”/ girak “trói, cây lim”; (a)rong “lưng”/ darong “rương”. Tiếng Cham không có hiện tượng biến thái âm vị từ âm ngắn thành âm dài. Vì thực tế có rất nhiều từ có langlikuuk nhưng âm chính vẫn ngắn, hoặc vừa ngắn vừa dài với nghĩa khác nhau. Ví dụ: lamưk “mỡ”/ lamưưk “chừa”; girak “trói, vòi vĩnh”/ garaak “dạng”; taklơp “màu đỏ tươi”/ taklơơp “tốp trâu đạp trên một nhã lúa”; kalok “chai, lọ” kalook ‘lột, gỡ”. Hoặc có langlikuuk thì âm ngắn, không langlikuk thì âm dài, như: arong “lưng”/ roong “nuôi”; tong “núm, ung thư”/ ritong “cá lòng tong”/ atoong “đánh”; aduk “phòng”/ taduuk “cuối, đuôi”/ duuk “ong dụ”; alok “thửa (ruộng)”/ look “lột”. Không có langlikuuk thì lấy gì để áp dụng luật như: ar “ý, nghĩa” /aar “bờ”; cak “bó, buột”/caak “chim chích”; drak “trỏ”/ draak “gieo”; gak “tranh”/ gaak “banh”; hak “ủa”/ haak “xé”; wak “viết”/ waak “gở, thêu, xa bắt chỉ”; yak “thưa, kiện, trình”/ yaak “giơ”.
Từ những ví dụ trên cho thấy langlikuuk hoàn toàn độc lập, không làm dài (mềm) hay ngắn (cứng) âm chính. Heteronym, và Homographie là hiện tượng trong ngôn ngữ khuất chiết Anh, Pháp, không có trong tiếng Cham, loại hình ngôn ngữ đơn lâp.
2. BBS đã chế biến và làm đảo lộn hệ thống ATTT, quy luật cấu tạo từ, hình vị, tiếng Cham.
BBS không chế biến vì ba vần BBS kế thừa đã được dùng từ hằng trăm năm trước, hay ít nhất là trước khi BBS ra đời. Nếu “chế biến” thì phụ huynh đã yêu cầu thay sách ngay, không phải chờ 28 năm, chờ HT Kuala Lumpur kiến nghị. Quyết định dùng lại bộ vần ATPT năm 2007 là tái khẳng định sự đúng đắn của việc kế thừa trong chuẩn của BBS. Tất cả các luật đó đã dùng ổn định từ 1978. Luật CHÍNH TẢ là sự kết hợp giữa các dấu âm (takai akhar) tạo những âm vị dài thể hiện chuẩn xác phát âm Cham, gồm 3 điểm:
a. Balau dùng để kết thúc từ có vần mở /a,u, ư, ơ/, và dài hóa âm /a, u, ư, ơ, e/ thành âm /aa, uu, ưư, ơơ, ee/ trong vần đóng.
b. Tut mưk trong takai kik dùng để kết thúc từ có vần mở /i/, dài hóa âm /i/ thành âm /ii/ trong vần đóng.
c. Dar sa làm cho croh ao là âm vị /o/ thành âm dài /oo/ trong vần đóng.
BBS không thay đổi chữ, từ, cấu tạo từ, hình vị tiếng Cham, hay cấu trúc hệ thống Akhar thrah, điều mà các bài phê bình sự chuẩn hóa thường đề cập, xem như lạc đề, không có giá trị.
3. AT Cham đã rất ỔN ĐỊNH từ thời Pô Ramê, nhất quán, đơn giản, rõ ràng?
Theo Đỗ Hữu Châu, Baker & Jones: Ngôn ngữ được xem là ổn định trong một giai đoạn khi mà sự NHẤT QUÁN được kế thừa LIÊN TỤC. Vậy ATTT có ổn định không? Xin thưa: KHÔNG. Tại sao? Bất nhất và có “nhiều biến thể”.
Xét tư liệu vài surak trong Hoàng gia Pangduranga, ta thấy có nhiều cách viết như: di “vào”, trong surak 432-2b có 7 ditut mưk dalam và surak 466-8a có 2 di không tut mưk dalam.  “tiền” jôn,jông. Trong từ điển là: jen, jên, jiên, pajên v.v… “trăm” Ratuh viết langlikuk rabalau. Khi rabalau nghĩa là ra trở thành một từ có nghĩa. Các từ điển sau này viết ratuh với ra không có balau. Bởi vì langlikuuk và tiền tố là thành phần phụ thuộc nên không có ký tự kết từ. Rumi Cham không thể hiện được balau hay tut mưk, nên không bộc lộ những bất nhất, bất ổn nêu trên.
Trong Từ điển Aymonier Cabaton (AC, 1906), mỗi mục từ thường có ít nhất là 2, 3 cách viết thậm chí có 4 cách viết. Ví dụ: “nhẹ” hanjơl/ hanjôl/ hanjual/ hanjuơl, tr. 503; “dân, quân” buơl/ bual/ buôl/ buôơl, tr. 347.
Dù AT có viết bất nhất, không ổn định, như nêu trên, nhưng không ai nói ông bà ta sai. Khi đưa vào hệ thống giáo dục thì không thể đưa hết các biến thể đó, mà phải chọn một CHUẨN duy nhất, và sử dụng nhất quán trong suốt chương trình. Ổn định (nhất quán, rõ ràng, trong sáng): Một ký hiệu văn tự cần đọc một kiểu và có một nét nghĩa. Nếu đọc khác nhau, có nghĩa khác nhau thì cần thiết phải có NÉT KHU BIỆT NGHĨA: âm vị. Đó là sự trong sáng, lẽ sống còn của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt là thanh điệu, điệu vị, âm vị siêu đoạn tính. Đó là chữ Latinh chế thêm thanh điệu chẳng những không ai nói là chế biến, phá hoại mà còn giúp tiếng Việt lan tỏa nhanh, mạnh.
Là loại hình ngôn ngữ đơn lập, tiếng Cham cũng vậy, có ngắn dài cần viết phân biệt. Trong từ điển GM và AC trước 1978, trên 400 mục từ có ký tự dài BALAU đúng như luật chính tả của BBS (Quang, 2014, phụ lục 1, 2, 3). Rõ ràng là GM và AC làm AT trong sáng hơn.
ATTT không sai nhưng bất ổn là do nhược điểm sau: một ký tự đọc thành hai kiểu phát âm (âm vị), nhược điểm kiểu “gal gak pôc lak”. Bao gồm 3 nhược điểm: (1) PHỤ ÂM ĐẦU, Inư akhar, viết một ký tự, đọc thành hai “gal gak pôc lak”. Năm cặp âm vị có một cách viết giống nhau: gak- lak; khak- nhưk; bak- dhak; pak prong- dak; sak prong- pak. (2) PHỤ ÂM CUỐI poh kak nhưng “gal kak pôc gak” ví dụ: viết luk có /k/ cuối có thể đọc /k/ hay /g/. (3) NGUYÊN ÂM CHÍNH thường viết ngắn nhưng đọc vừa ngắn vừa dài “gal ak pôc aak”. ATTT hôn nay đã chuẩn nhược điểm (1) từ năm 1964 do nhóm Đề Cảnh, Lưu Quý Tân, và Lâm Gia Tịnh trong chương trình tiếng Cham tiểu học (1964- 1975) (Dharma, 2007, tr. 11; Quang, 1007). Nhược điểm (2) và (3) do BBSSCC chuẩn sau khi thí điểm và thực hiện từ 1978 trong ATPT. Hai mươi tám năm sau, 2006, bị nhóm Dharma hiểu lầm tưởng là “chế tạo” “ba ký tự mới”. Kiến nghị của họ được Bộ giáo dục- đào tạo và đồng bào xem xét và kết luận: ba ký tự mới đó đã được sử dụng trước khi BBS ra đời là “kế thừa” đúng đắn, không “chế biến hay chế tạo” nên tiếp tục sử dụng.
Trong Quá trình cải biến ký tự chữ viết Chăm từ thế kỷ thứ IV đến năm 1978, Dharma viết: “… chữ Chăm: cần được chỉnh lý và cải biến thường xuyên… Ngôn ngữ của chữ Chăm bao gồm cấu trúc ngữ pháp, nguồn gốc của từ vựng, ý nghĩa của thuật ngữ, qui luật chính tả, v.v. Đây là yếu tố không cố định, thường được phát triển và biến đổi tùy theo thời gian...” (tr.5). Thực tế 6 ký tự mới đã được thêm vào AT Cham: /nj/, /đ/, /bb/, /takai thơk/, /takai kưk/, và /takai đak/. Thế nhưng sự kế thừa “ba ký tự” của ATPT bị ông hiểu sai là “chế biến” và “đảo lộn hệ thống”? Phê phán ATPT, Dharma tự mâu thuẩn với chính mình.
4. “BBSSCC phá hoại di sản ngôn ngữ chữ viết Cham”.
Ai cũng cho là BBSSCC có công lớn thầm lặng truyền bá chữ Cham AT cho trên 10 ngàn con em Cham mỗi năm suốt 29 năm, tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Chưa ai dám phê phán dù nhẹ nhàng. Điều này lần đầu tiên được Jakathaut phát ra 3 ngày sau khi có kết luận đúng đắn của Bộ giáo dục Việt Nam vào ngày 07/02/07. Trước Jakathaut chỉ duy nhất Dharma có đề cập năm 2006: “ BBS… đưa chữ Cham vào con đường tăm tối”. Sau khi Jakathaut kết tội tại tòa án nhân dân Champa là: “BBS phá hoại di sản ngôn ngữ Cham”. Kẻ xấu, lặp lại, và vô tình đồng lõa pham tội theo Jakathaut. Nay, nếu tiếp tục nói theo Jakathaut, sẽ là kẻ vu khống tiền nhân, vong ân, bội nghĩa, bất hiếu và bất trung với dân tộc Champa, và sẽ phải trả giá.
Sau 29 năm thực hiện chuẩn hóa bình yên, do ngộ nhận và nhận định trên một cơ sở dữ liệu thiếu khoa học và thiếu trung thực, nên thông tin sai lạc gây ra sự tranh cải vô bổ từ những nhà chống đối. Gần đây đã có những trao đổi cấp cao giữa các bên bất đồng về AT Cham, cũng đã đi đến một kết luận vào ngày 07/12/14. Sau này nêu ai đó còn tranh cải về AT thì là những người nói theo, không giá trị và không cần quan tâm. Kết luận đó cũng thống nhất với biểu quyết chọn chuẩn năm 1990 và giải pháp của Bộ giáo dục ngày 07/02/2007. Những vần sử dụng trong ATPT trong nhà trường do BBS Chuẩn là vần đã được kế thừa từ tiền nhân, cần tiếp tục sử dụng. Như vậy là chúng ta đã thống nhất. Ngưng tranh cải để đón vận hội và thách thức mới cho dân tộc Champa trước biến động lớn của thời cuộc.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Karim, A. R. 2006a. Akhar thrah và chữ Cham cải biên BBSSCC. Champaka.
2. Karim, A. R. 2006b. Vấn đề chữ viết Cham ngày nay. Champaka.
3. Aymonier E. & Cabaton A. (1906). Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII.
4. Baker, C. & Jones, S. P. (1998). Encyclopedia of bilingual education and bilingualism (4th ed.). New York: Multilingual Matters Ltd.
5. Đỗ Hữu Châu. (1993). Đại cương ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục
6. Moussay G., Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sang, Lâm gia Tịnh, & Trượng Văn Tốn. (1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang.
7. Dharma, P. 2007. Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử. Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur 2006. Champaka.info
8. Dharma, P. 2013. Quá trình cải biến ký tự chữ viết Chăm từ thế kỷ thứ IV đến năm 1978. Champaka.info
9. Phú Văn Hẳn. 2003. Cơ cấu ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm Việt Nam và tiếng Melayu Malaysia. Luận án tiến sĩ Ngữ Văn 2003.
10. Quang Can. 2007. Khái quát về chỉnh lý Chữ Cham Akhar Thrah. Tập san ngoại ngữ - tin học và giáo dục. số 9 năm 2007,tr. 126-138. Trong trang web http://sapcham.blogspot.com, http://my.opera.com/vanikan/blog/akhar-thrah-cuoc-chien-hon-30-nam-ko-ket-qua-p3
11. Quang Can. 2014. Akhar Thrah phổ thông: Dấu ấn một thời. Nhà xuất bản Văn hóa- Văn nghệ TP. HCM. FB kawôm tuơk tuah kataap akhar Cham.